Hiện nay, do nhu cầu và tính chất công việc, có nhiều trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau. Tuy nhiên, khi trường hợp này xảy ra, cả người lao động và người sử dụng lao động đều lúng túng không biết phải tham gia BHXH bắt buộc như thế nào. Qua đó, quy định về việc đóng BHXH trong trường hợp người lao động cùng lúc giao kết ít nhất 2 hợp đồng lao động là gì? Người lao động có được đóng BHXH ở 2 công ty trong cùng thời điểm được không?
Có nhiều trường hợp do không hiểu rõ các quy định của pháp luật về việc tham gia bảo hiểm cho người lao động với nhiều hợp đồng lao động dẫn đến việc đóng bảo hiểm chồng chéo giữa các công ty.
Cơ sở pháp lý
Tuy nhiên, Bộ luật Lao động Việt Nam đã quy định rõ ràng đối với trường hợp người lao động tham gia 2 hợp đồng lao động khác nhau.
Cụ thể, Điều 2, Luật BHXH 2014 quy định:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Ngoài ra, Khoản 1, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình tích lũy BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT quy định:
“Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. theo từng hợp đồng lao động. “
Theo các căn cứ pháp lý nêu trên, nếu người lao động tham gia đồng thời 2 HĐLĐ thì sẽ đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ đã giao kết đầu tiên.
Về bảo hiểm y tế sẽ đóng theo hợp đồng lao động với mức lương cao nhất.
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được đóng theo từng hợp đồng lao động.
Tóm lại, làm việc đồng thời cho 2 công ty khác nhau cùng lúc tuy có rất nhiều vấn đề phát sinh như có 2 số sổ BHXH. Theo đó, có ý kiến của dư luận khuyến nghị người lao động chỉ tham gia 1 công việc chính thức tại một thời điểm. Nếu có thời gian rảnh rỗi và muốn kiếm thêm thu nhập, người lao động có thể cân nhắc tham gia một công việc bán thời gian. Điều này là khuyến nghị kiểu lấy được vì luật khi xây dựng đã tính toán hết các khả năng có thể sảy ra với người lao động, nếu cứ khăng khăng đòi làm việc theo bán thời gian mà trong quá trình làm việc ở đó bị tai nạn lao động thì tự mình chặt chân mình còn gì, có đóng BHTNLĐ và BHYT ở đó đâu mà được BHXH lo chế độ TNLĐ đúng không.
Chúng tôi khuyến nghị người lao động nên tham gia BHXH và BHYT khi có từ 2 hợp đồng lao động trở lên phải thực hiện đúng luật đã quy định để đảm bảo quyền lợi của chính mình./.
Luật Sư CTV Ngọc Huyền