Bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất mức đóng, phương thức đóng 2022



Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bất cứ ai là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.




Có thể lựa chọn phương thức đóng
Hiện nay có tất cả 06 phương thức đóng mà người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn:
1 - Đóng hàng tháng;
2 - Đóng 03 tháng một lần;
3 - Đóng 06 tháng một lần;
4 - Đóng 12 tháng một lần;
5 - Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
6 - Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm.
Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).
Chi tiết tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Mức đóng BHXH tự nguyện 2019 là bao nhiêu?
Mức đóng cũng được lựa chọn
Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định: Mỗi tháng người tham gia phải đóng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn.
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Cụ thể mức đóng BHXH tự nguyện 2019 trong một số trường hợp:

a) Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;

b) Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;

c) Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;

d) Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

...

- Đóng 1 tháng 1 lần

- Đóng 03 tháng/lần:
Mức đóng = Mức hàng tháng x 3;
- Đóng 06 tháng/lần:
Mức đóng = Mức hàng tháng x 6;
- Đóng 12 tháng/lần:
Mức đóng = Mức hàng tháng x 12;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau (không quá 05 năm/lần):
Mức đóng = Tổng mức đóng của các tháng đóng trước;
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm):
Mức đóng = Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu (Có áp dụng lãi).
Người đóng 03 tháng/lần, 06 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau sẽ được hoàn trả một phần tiền đã đóng trước đó khi:
- Dừng tham gia BHXH tự nguyện và chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc;
- Hưởng BHXH một lần;
- Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
Lưu ý: Người đang tham gia có thể thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã lựa chọn trước đó.
Tham gia BHXH tự nguyện là hình thức an sinh tốt nhất cho những người lao động tự do, có thu nhập không ổn định. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mình mà người tham gia có thể cân nhắc lựa chọn cho mình mức đóng BHXH tự nguyện 2019 phù hợp.
Căn cứ pháp lý theo:
- Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 (Luật BHXH năm 2014)
- Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015
- Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016
1. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
- Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc.
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH.
2. Phương thức đóng, thời điểm đóng BHXH tự nguyện
- Đối với người tham gia BHXH tự nguyện được chọn các phương thức đóng sau đây:
+ Đóng hàng tháng
+ Đóng 3 tháng một lần
+ Đóng 6 tháng một lần
+ Đóng 12 tháng một lần
+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau, nhưng không quá 5 năm một lần
+ Đóng một lần cho những năm còn thiều đối với người tham gia BHXH đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian tham gia, nhưng không quá 10 năm (120 tháng tham gia BHXH)
- Thời điểm đóng
+ Trong tháng đối với phương thức đóng hàng tháng
+ Trong 3 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng một lần
+ Trong 4 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần
+ Trong 7 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần
+ Đối với phương thức đóng đóng 1 lần cho nhiều năm về sau và đóng 1 lần cho những năm còn thiếu thời điểm nộp tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập làm căn cứ đóng.
3. Mức đóng BHXH tự nguyện
- Mức đóng BHXH tự nguyện được người tham gia tự lựa chọn căn cứ mức thu nhập tháng:
Trong đó:
+ Mtnt: Mức thu nhập tháng
+ CN: mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng)
+ m: số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n
A = 22% x Mtnt x t
Trong đó:
+ A: Mức đóng BHXH tự nguyện/lần
+ t: phương thức đóng (hàng tháng/3 tháng/6 tháng/12 tháng)
Lưu ý:
- Mức đóng BHXH tự nguyện:
+ Thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định (thời điểm tháng 9/2016 là 700.000đồng/tháng theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho giai đoạn 2016-2020)
+ Cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
- Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm:

- Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia đủ tuổi nghi hưu nhưng chưa đủ thời gian tham gia BHXH nhưng không quá 10 năm (120 tháng)



Trong đó:
+ Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia chọn tại thời điểm đóng
+ r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH VN công bố của năm trước liên kề với năm đóng
+ n: số năm đóng trước do người tham gia BHXH chọn có giá trị từ 1 đến 5
+ i: số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n x 12)
+ t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120
4. Hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện gồm:
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN mẫu TK1-TS
- Sổ BHXH (đối với người đã có sổ BHXH)
- Giấy xác nhận đã thu hồi sổ BHXH (đối với người đã hưởng trợ cấp BHXH 1 lần)
- Mẫu TK3-TS, D05-TS ( đối với đơn vị đại diện cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện)
5. Những quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện
- Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng quyền lợi về hưu trí, tử tuất, BHXH một lần như nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

6. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện
- Từ ngày 01/01/2018 Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn
Cụ thể:
+ Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
+ Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
- Mức hỗ trợ tiền đóng hàng tháng được tính bằng công thức:
Mhtt = k x 22% x CN (đồng/tháng)
- Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức 3 tháng một lần/ 6 tháng một lần/ 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:
Mht = n x k x 22% x CN (đồng)
- Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện theo phương thức đóng cho những năm còn thiếu
(đồng)
Trong đó:
+ K: tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%)
+ n: Số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng
+ CN: mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng) do Thủ tướng Chính phủ quy định
+ t: có giá trị từ 1 đến 120
+ i: có giá trị từ 1 đến t
                                                                     Theo EFy
          ( lưu ý: Bài viết đã được biên tập lại để phù hợp với điều kiện trang web)
Facebook Comments
Google Comments
Bảng tin Để có câu trả lời nhanh nhất hãy đăng nhập Fabook trong phần nhận xét dưới bài đăng, hoặc Gmail và vào mục Hỏi đáp hoặc Tab Liên hệ để gửi câu hỏi.Thăm trang web hãy để lại nhận xét ở mỗi bài, like, hoặc chia sẻ để khuyến khích ban quản trị.
HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI   ☎ Telephone:08255055683
Copyright ©2012 - All Rights Reserved by:Hỗ trợ nghiệp vụ BHXH
☒  Gmail: hotronghiepvubhxhh@gmail.com
Đơn vị chủ quản: Hỗ Trợ Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội