Năm 2017 Nghỉ Không Lương Đóng BHXH Như Thế Nào

Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chúng tôi đã có bài đề cập đến vấn đề nghỉ không lương thì đóng BHXH như thế nào, bài được viết trên cơ sở các luật, nghị định, thông tư nay đã hết hiệu lực thực thi. Luật BHXH số 58/2014, Nghị định 134, Quyết định 959/QĐ-BHXH đã thay thế và sửa đổi, trong đó đã thay thế, bổ sung mới nhiều nội dung liên quan tới việc đóng BHXH trong thời gian nghỉ không lương hoặc ngày làm việc không tròn tháng . Vì thế chúng tôi tiếp tục viết bài này dựa trên cơ sở luật, nghị định, quyết định mới. Mời quý vị theo giõi.

I/ Nghỉ việc có hưởng lương:  
Căn cứ theo điều 13, Luật Viên chức về việc nghỉ ngơi và điều 116,  ( Trích: 4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.)
Bộ Luật Lao động 2012: Nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng lương. Trong đó, các ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương như ngày nghỉ kết hôn, nghỉ lễ - tết, nghỉ hiếu  - hỉ, nghỉ phép năm.  Nếu nghỉ việc thuộc các trường hợp nêu trên,theo quy định của pháp luật thì nguyên tắc đóng và mức đóng BHXH của NLĐ và người sử dụng lao động được căn cứ vào tiền lương của NLĐ. Như vậy,  NLĐ nghỉ việc nhưng vẫn hưởng lương thì vẫn có căn cứ để đóng BHXH.
Tóm tắt: Nghỉ phép năm; nghỉ thai sản dưới 14 ngày; Hiếu - hỉ; bản than ốm; nghỉ việc dưới 14 ngày; Người lao động phải nghỉ việc không có lương do đơn vị không bố trí được công việc, người lao động làm việc ở đơn vị chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất. Tất cả các lao động ở diện này vẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN bình thường    

II/ Về vấn đề trích nộp BHXH;
  • Với lao động nghỉ việc không hưởng lương (đối với cả Công chức, Viên chức và lao động) hoặc được tuyển dụng không đủ số ngày trong tháng :
Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Điểm 4, Điều 6, Thông tư 59/2015 của Bộ lao động TBXH quy định nghỉ ốm từ 14 ngày / tháng trở lên không đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên hoặc ốm đau đã nghỉ hết số ngày được nghỉ theo quy định tại Luật BHXH mà vẫn chưa khỏi ốm, vẫn tiếp tục nghỉ để chữa bệnh thì cả người lao động và chủ sử dụng lao động không phải đóng BHXH nói chung.
Trước đây tại Quyết định 1111 của BHXH VN quy định trong tháng chỉ cần có từ 1 ngày công trở lên là lao động có thể được đóng BHXH cho cả tháng, Thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa được nghỉ là 02 tháng. Nay Quyết định 959/QĐ-BHXH không còn đề cập đến vì vậy không thu BHXH, BHYT, BHTN. với đối tượng này.
III. Về vấn đề tạm dừng đóng BHXH bắt buộc;
Điều 16 Nghị định 115:  Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:
a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này. Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị.
Về đóng BHTN: Theo quy định tại khoản 2 điều 8 thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp: trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
 Tạm dừng đóng BHXH( quỹ hưu trí, tử tuất)  không quá 12 tháng nhưng vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN . Hết hạn tạm dừng đóng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bù cho thời gian tạm dừng và không bị tính lãi chậm đóng.  Thẩm quyền giải quyết việc tạm dừng đóng thuộc khoản 1,2,3 điều 88 Luật BHXH do BHXH giải quyết. 


Tóm tăt:
-  Nghỉ hưởng chế độ thai sản  từ 14 ngày trở lên: Không phải đóng BHXH, BHTN, riêng BHYT phải đóng nhưng do tổ chức BHXH đảm bảo.
- Nghỉ bản thân ốm, con ốm từ 14 ngày trở lên: Không phải đóng BHXH, BHTN,  Chế độ BHYT của  đối tượng ốm thuộc danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày sẽ  do tổ  chức BHXH đóng.


Xem lại bài viết nghỉ không lương đóng BHXH như thế nào theo Luật BHXH cũ và Quyết định 1111/QĐ-BHXH  TẠI ĐÂY
Facebook Comments
Google Comments
Bảng tin Để có câu trả lời nhanh nhất hãy đăng nhập Fabook trong phần nhận xét dưới bài đăng, hoặc Gmail và vào mục Hỏi đáp hoặc Tab Liên hệ để gửi câu hỏi.Thăm trang web hãy để lại nhận xét ở mỗi bài, like, hoặc chia sẻ để khuyến khích ban quản trị.
HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI   ☎ Telephone:08255055683
Copyright ©2012 - All Rights Reserved by:Hỗ trợ nghiệp vụ BHXH
☒  Gmail: hotronghiepvubhxhh@gmail.com
Đơn vị chủ quản: Hỗ Trợ Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội