1001 Câu Hỏi Người Sử Dụng Lao Động Quan Tâm

CÂU HỎI 102
Nguồn: Internet
Lao động nam nghỉ 5 ngày vợ sinh con có được hưởng tiền BHXH không? (vợ đã hưởng chế độ thai sản). Thủ tục ra sao?
Được hưởng chế độ BHXH theo số ngày nghỉ trên. Thủ tục là giấy khai sinh của con và ghi rõ số CMND của vợ trên C70a-HD.
...............................................................
CÂU HỎI 103
Trước đây khi nhận đủ hồ sơ ốm đau trong vòng 3 ngày doanh nghiệp không chi trước cho người lao động thì bị phạt. Hiện nay (luật mới) doanh nghiệp không chi trước mà nộp hồ sơ ốm đau cho BHXH, nếu thời gian duyệt nhiều hơn 3 ngày có phạt doanh nghiệp không?
TL; Trường hợp ốm đau thai sản phát sinh trong năm 2015 thì áp dụng luật cũ (luật số 71 năm 2006).
Trường hợp ốm đau thai sản phát sinh trong năm 2016thi2 áp dụng luật mới (điều 102 luật số 58 năm 2014)
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 104
Có quy định nào về việc lao động nữ phải hết thời gian nghỉ 6 tháng thai sản mới được nhận tiền thai sản không?
Đơn vị sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ thanh toán chế độ ốm đau thai sản trước khi trở lại làm việc
...........................................................................................................................................
CÂU HỎI 105
Mỗi năm chỉ có vài trường hợp ốm đau thai sản có nên cung cấp toàn bộ số tài khoản của người lao động trong công ty (khoảng 1.000) hay là mỗi lần phát sinh ốm đau thai sản thì cung cấp cho BHXH số tài khoản để chi trả trực tiếp cho người lao động?
TL; BHXH sẽ có hướng dẫn cụ thể sau
...........................................................................................................................................
CÂU HỎI 106
Chồng có tham gia BHXH được chỉ hưởng chế độ khi vợ sinh (vợ không tham gia BHXH) thì thủ tục thế nào? Làm sao biết chắc là người vợ không tham gia BHXH?
TL; Nộp hồ sơ theo bảng kê 601, trong đó ghi rõ số CMND của người vợ.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 107
Đang hưởng tuất hàng tháng muốn chuyển sang hưởng tuất 1 lần được không?
Đóng BHTN được 5 năm sau đó nghỉ việc chưa hưởng BHTN, đến năm 2014 làm lại được 7 tháng thì nghỉ có hưởng thất nghiệp được không?
TL; Không chuyển sang chế độ tuất 1 lần được.
Điều kiện hưởng BHTN:
- Đã đóng 12 tháng trong thời gian 24 tháng đối với hợp đồng không xác định thời hạn.
- Đã đóng 12 tháng trong thời gian 36 tháng đối với trường hợp HĐLĐ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Do chưa xác định loại HĐLĐ mà anh (chị) nêu nên không trả lời chính xác được.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 108
Đăng ký KCB ban đầu tại BV 175, 115, Thống Nhất mà đi khám ở các BV khác được không?
TL; Từ 1/1/2016 khi khám ở các cơ sở KCB tuyến huyện không được hưởng BHYT. Khi khám tại các cơ sở tuyến tỉnh và trung ương khác thì hưởng 60% hoặc 40% đối với trường hợp điều trị nội trú.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 109
Hiện nay còn áp dụng việc BHXH trích 5 % mỗi tháng hổ trợ y tế công ty hoạt động không?
TL; Hiện nay quỹ BHYT chi 1% cho đơn vị có tổ chức y tế cơ quan đủ điều kiện thực hiện cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho các đối tượng tham gia BHYT do đơn vị quản lý.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 110
Hướng dẫn lại chế độ đối với người có thẻ BHYT liên tục 5 năm?
TL; Nếu tổng số tiền đồng chi trả của bạn (20% hoặc 5%) sau các lần khám chữa bệnh từ đầu năm lớn hơn hoặc bằng 6.900.000 đồng (1.150.000 đ X 6) thì trong những lần khám chữa bệnh tiếp theo trong năm bạn được thanh toán 100% chi phí, không phải trả 20% (hoặc 5%) như trước nữa.
Chú ý phải mang thẻ BHYT có Ghi “thời điểm đủ 5 năm liên tục từ ngày: xx/xx/xxxx” và chứng từ thanh toán các lần khám chữa bệnh đến nơi phát hành thẻ BHYT để được cấp giấy chứng nhận miễn đồng chi trả.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 111
Con ốm cả cha và mẹ đồng thời nghỉ hưởng trợ cấp chăm sóc con ốm không?
Nghỉ phép năm chăm sóc con ốm được hưởng trợ cấp không?
Liệt kê những trường hợp nghỉ không hưởng lương cũng không được hưởng trợ cấp BHXH?
TL; Cha và mẹ đều được hưởng chế độ. Thời gian nghỉ hưởng quy định tại khoản 1 điều 27 luật BHXH.
Nghỉ phép năm không được hưởng trợ cấp BHXH.
Những ngày nghỉ không hưởng lương do người lao động quyết định thì không hưởng trợ cấp BHXH.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 112
Kể từ 1/1/2016 đơn vị đóng BHXH bằng tiền đồng nhưng khi hưởng các chế độ như dưỡng sức thì hưởng theo lương cơ sở đúng không?
TL; Nghỉ dưỡng sức hưởng 30% lương cơ sở (hiện tại là 1.150.000 đồng)
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 113
Khi mang thai 2 tháng thì nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
TL; Không được hưởng. Điều kiện hường thai sản là: đóng BHXH 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 114
Khi BHXH trả trợ cấp ốm đau thai sản cho người lao động cho người lao động thì làm sao doanh nghiệp biết người lao động nhận được hay chưa? Trường hợp thất lạc xãy ra, ai là người theo dõi và giải quyết?
TL; BHXH sẽ có hướng dẫn cụ thể sau. Tuy nhiên dù chi bằng hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải làm danh sách (mẫu C70a-HD) có cung cấp số tài khoản của người lao động để chi trả trực tiếp.
......................................................................................................
CÂU HỎI 115
Lao động nghỉ 20 ngày do bị sẩy thai (thai 8 tuần tuổi). sau khi nghỉ đơn vị có phải trả lương thời gian còn lại trong tháng không?
TL; Nếu sau khi nghỉ người lao động đi làm lại thì đơn vị phải trả lương.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 116
Nếu người lao động cung cấp mã thẻ sai hoặc đổ số tài khoản thì làm thế nào được nhận?
Trong trường hợp công ty nhận tiền ốm đau thai sản từ cơ quan BHXH sau đó chuyển khoản cho người lao động cùng với lương thì có phải lập danh sách cho người lao động ký nhận không?
TL; Chi trực tiếp cho người lao động thông qua tài khoản cá nhân BHXH sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.
Người lao động không phải ký nhận trên C70b-HD.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 117
Lao động nam nghỉ 5 ngày do vợ sinh con hưởng chế độ, nhưng vẫn đi làm đòi hưởng chế độ thì giải quyết ra sao?
TL; Lao động nghỉ làm 5 ngày thì mới được hưởng chế độ. Nếu đi làm và đơn vị có trả lương thì không được hưởng chế độ BHXH. BHXH chỉ trả thay lương cho những ngày người lao động không nhận lương tại đơn vị.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 118
Nghỉ thai sản 6 tháng không đóng BHXH, BHYT, BHTN vậy có tính thời gian này là thời gian đóng BHTN không?
TL; Thời gian này được tính là thời gian tham gia BHXH, BHYT nhưng không được tính là thời gian tham BHTN.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 119
Điều kiện để lao động nam hưởng 2 tháng lương cơ sở khi vợ sinh con? Thủ tục gồm chứng từ gì?
Điều kiện nam được hưởng 2 tháng lương cơ sở khi vợ sinh:
TL; Vợ không tham gia BHXH
- Lao động nam đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh.
Hồ sơ gồm bản sao giấy khai sinh có mộc đỏ và ghi rõ số CMND của vợ trên mẫu C70a-HD.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 120
Hướng dẫn việc thực hiện chế độ cho lao động nam nghỉ do vợ sinh?
thông tin tài khoản của người lao động như thế nào cho BHXH?
Làm thế nào biết được quá trình tham gia BHXH của tất cả người lao động trong đơn vị?
TL; Tham khảo khoản 2 điều 34 luật BHXH.
Chuyển tiền trợ cấp cho người lao động qua tài khoản cá nhân BHXH sẽ có thông báo sau.
Truy cập trang Web của BHXH TP. HCM
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 121
Phí ốm đau gửi lại cho BHXH mà không giữ lại 1% như trước đây là như thế nào?
BHXH sẽ thanh toán chế độ ốm đau thai sản trực tiếp cho người lao động theo số tài khoản mà đơn vị cung cấp đúng không?
TL; Luật BHXH mới không quy định giữ lại 2%, nếu có phát sinh ốm đau thai sản dưỡng sức đơn vị thanh toán trực tiếp với cơ quan BHXH.
Chuyển tiền trợ cấp cho người lao động qua tài khoản cá nhân BHXH sẽ có thông báo sau.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 122
Phần thông tin nghỉ ốm đau thai sản nếu đơn vị dung ngày nghỉ phép thay cho việc không trả lương cho nhân viên được không?
TL; ngày nghỉ ốm không giải quyết trùng với thời gian nghỉ phép, nghỉ không lương, nghỉ việc riêng.
.....................................................................................
CÂU HỎI 125
Lao động nữ nghỉ thai sản đi làm lại mới được hưởng 6 tháng lương và 2 tháng lương cơ sở đúng không?
TL; Điều 102 luật BHXH: “ trong thời gian 45 ngày kê từ ngày trở lại làm việc người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động” tuy nhiên đơn vị có thể nộp hồ sơ thanh toán chế độ thai sản trước khi trở lại làm việc.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 126
Thời gian nghỉ thai sản có được tính là thời gian tham gia BHTN không?
TL; Thời gian nghỉ thai sản được tính là thời gian tham gia BHXH nhưng không được tính là thời gian tham gia BHTN.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 127
Từ 1/1/2016 đơn vị không giữ lại 2% để chi trả ốm đau thai sản quy định tại văn bản nào?
Đơn vị cung cấp số tài khoản của người lao động khi có phát sinh chế độ ốm đau thai sản hay cung cấp ngay toàn bộ số tài khoản của người lao động?
TL; Điều 102 luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
Chuyển tiền trợ cấp cho người lao động qua tài khoản cá nhân BHXH sẽ có thông báo sau.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 128
Người lao động làm việc từ trước 1995 đến 2015 theo tiền lương nhà nước quy định, từ 2016 hưởng lương do người sử dụng lao động quyết định thì tại thời điểm nghỉ hưu (12/2016) lương hưu được tính như thế nào?
TL; Xem chi tiết tại Khoản 1-2 điều 7 nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 và khoản 3 điều 20 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 129
Tháng 2/2016 khi giải quyết hưu trí cho cán bộ quản lý của công ty CP dầu thực vật Tường An BHXH TP. đã không công nhận công ty là doanh nghiệp hạng I. Nay BHXH Việt Nam có công văn công nhận công ty là doanh nghiệp hạng I. Hỏi đơn vị phải làm thủ tục gì để BHXH TP. giải quyết lại trường hợp hưu trí nêu trên?
TL;Đề nghị đơn vị nộp hồ sơ theo bảng kê 620 (điều chỉnh mức lương cho người lao động) BHXH sẽ ban hành quyết định điều chỉnh lương hưu (không thu hồi quyết định cũ).
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 130
Người lao động định cư nước ngoài muốn nhận hưu hàng tháng (không muốn nhận trợ cấp 1 lần) được không?
Đang hưởng trợ cấp một lần rồi muốn chuyển sang nhận lương hưu được không?
TL;Được, căn cứ vào khoản 1 điều 60 luật BHXH.
Nếu tiền trợ cấp 1 lần thực sự chưa được chi từ quỹ BHXH thì có thể đề nghị hủy quyết định BHXH 1 lần để bảo lưu thời gian tham gia BHXH và giải quyết chế độ hưu trí (nếu đủ điều kiện).
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 131
Người lao động có trên 15 năm là việc nặng nhọc độc hại nghỉ hưu ở độ tuổi nào?
TL; Người lao động có 20 năm tham gia BHXH trong đó có đủ 15 năm nặng nhọc độc hại thì nghỉ hưu từ đủ 55 tuổi (nam), 50 tuổi (nữ).
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 132
Khi tính lương hưu có tính trượt giá trong bình quân gia quyền không?
TL; có tính trượt giá theo quy định tại điều 63 luật BHXH.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 133
Lao động nam năm 2016 được 54 tuổi đã đóng BHXH 18 năm trong đó từ 2015 đến nay đóng BHXH tự nguyện. khi nào thì được hưởng lương hưu?, có thể đóng 1 lần đủ 20 năm để hưởng lương hưu không?
Quy định nào hướng dẫn chế độ hưu trí khi suy giảm 61% khả năng lao động đối với người tham gia BHXH tự nguyện?
TL; Người lao động được hưởng lương hưu khi đủ tuổi (nam 60, nữ 55) và đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Nếu đã đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đóng BHXH đủ 20 năm thì được đóng đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Mục 1 điều 9 Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 quy định nghỉ hưu theo giám định y khoa phải đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 134
Lao động nữ chưa đóng đủ 20 năm, chưa đến tuổi nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo , muốn nghỉ hưu non thì đóng BHXH thế nào?
TL; Điều 55 luật BHXH quy định người lao động suy giảm khả năng lao động được nghỉ hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên, nữ đủ 46 tuổi và suy giảm 61% trở lên hoặc đủ 45 tuổi và suy giảm 81% trở lên.
Trường hợp bình thường nữ đủ 55 tuổi có đủ 20 năm đóng BHXH (bao gồm BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc) thì được hưởng chế độ hưu trí.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 135
Người lao động đến 11/2017 thì đủ tuổi hưu, đóng BHXH từ 1999. Cơ quan muốn cho nghỉ việc vì lý do sức khỏe, chế độ BHXH được hưởng là gì?
Người lao động 33 tuổi xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Hiện giờ giao dịch điện tử thực hiện được hồ sơ 101 và 103 phải không?
TL; Đến 11/2017 người này chưa đủ điều kiện hưởng hưu trí (chỉ đóng BHXH 17 năm) nên được hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu đủ điều kiện) và 1 năm sau hưởng trợ cấp BHXH một lần.
Đơn vị không nói rõ tham gia BHXH từ thời điểm nào nên không trả lời cụ thể được.
Hiện cơ quan BHXH đang thực hiện giao dịch điện tử đối với hồ sơ sử dụng phiếu giao nhận 101
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 136
Phân biệt thế nào là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
TL; Các văn bản sau đây quy định cụ thể chi tiết công việc nặng nhọc và công việc đặc biệt nặng nhọc:
QĐ 1453/LĐTBXH ngày 13/10/1995
QĐ 915/LĐTBXH ngày 30/7/1996
QĐ 1629/LĐTBXH ngày 26/12/1996
QĐ 190/LĐTBXH ngày 03/3/1999
QĐ 1152/LĐTBXH ngày 18/9/2003
TT 36/2012/TT-BLD9TBXH ngày 28/12/2012
TT 15/2016                  goo.gl/5e6BtU
Của bộ Lao động TBXH.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 137
Khi nào BHXH in tờ rời chuyển cho đơn vị để bàn giao cho người lao động quản lý Sổ?
Đóng BHTN 3% trên mức lương 40 triệu vậy hưởng BHTN 60% trên mức 40 triệu hay 23 triệu?
TL; BHXH sẽ thông báo sau việc chuyển tờ rời hàng năm cho đơn vị.
Đóng 2% BHTN trên mức 40 triệu, hưởng BHTN 60% mức đóng nhưng không quá 5 tháng lương tối thiểu vùng.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 138
Nghỉ việc chủ động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
TL; Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 139
Đóng BHTN trên mức lương 50 triệu vậy hưởng BHTN 60% trên mức 50 triệu hay 23 triệu? đang lĩnh BHTN khi đi làm lại có được lĩnh hết 1 lần không?
TL; Hưởng BHTN tối đa không quá 5 lần lương tối thiểu vùng.
Không được hưởng 1 lần, phải báo cho TTDVVL để chấm dứt hưởng BHTN bảo lưu thời gian còn lại.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 140
Người lao động đóng đủ 20 năm chưa đủ tuổi nghỉ hưu chuẩn bị định cư nước ngoài có được hưởng trợ cấp 1 lần không?
TL; Người lao động tham gia BHXH từ 20 năm trở lên đi định cư nước ngoài được hưởng trợ cấp BHXH 1 lần bình thường.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 141
Người lao động làm việc từ 1992 đến 1998 mới tham gia BHXH, đến tháng 2/2017 đủ tuổi hưu. Nên giải quyết thế nào để người lao động được hưởng đúng chính sách?
TL; Do chưa đủ 20 năm tham gia BHXH nên: Người lao động tiếp tục làm việc và tham gia BHXH đủ 20 năm hoặc tham BHXH tự nguyện đủ 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 142
Người lao động đóng 32 năm, 3 tháng nay bị ung thư phổi muốn nhận trợ cấp 1 lần thủ tục thế nào?
TL; Thủ tục gồm: Sổ BHXH đã chốt, CMND, hộ khẩu bản chính, đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần, trích sao hồ sơ bệnh án. Nộp hồ sơ tại BHXH quận, huyện.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 143
- Cty nhà nước cổ phần hóa, vậy viên chức quản lý bao gồm các chức danh nào? Đóng BHXH theo tiền đồng hay theo hệ số thang bảng lương?
- Cty cổ phần hóa đóng BHXH tại BHXH TP, khi tự xây dựng thang bảng lương (điều 7 NĐ 49/2013) nộp cho Phòng LĐ quận 3 hay nộp cho Sở LĐ TBXH?
- Khi xây dựng xong thang bảng lương có thể làm quyết định điều chỉnh lương nộp ngay cho BHXH hay chờ đội văn bản chấp thuận thang bảng lương của Sở LĐ TBXH?
- Tháng 4/2016 mới hoàn tất thủ tục thang bảng lương thì thời điểm áp dụng thang bảng lương tính từ tháng 1/2016 hay tháng 4/2016?
-  Những người nghỉ việc khi chưa được điều chỉnh lương thì chốt sổ theo mức tạm đóng để hưởng chế độ được không?
- Cty có điều chỉnh mức đóng cho những người nghỉ việc từ tháng 2/2016 không?
- Hợp đồng lao động ghi rõ trả lương theo hiệu quả công việc nên đến ngày 30 hàng tháng mới tính được tiền lương theo ngày công, năng suất lao động, hiệu quản công việc… không thể làm thủ tục BHXH trước ngày 20 hàng tháng được. Đề nghị BHXH tạo điều kiện để doanh nghiệp đóng BHXH theo thang bảng lương theo mức tương đối ổn định không phải điều chỉnh mức đóng hàng tháng.
Tháng 5/2016 tăng lương cơ sở nếu doanh nghiệp chưa điều chỉnh theo thang bảng lương thì BHXH tính mức đóng BHXH theo lương cơ sở cũ hay mới?
TL; Cty cổ phần hóa thực hiện đóng BHXH theo tiền đồng. Chỉ doanh nghiệp NN viên chức quản lý mới đóng BHXH theo thang bảng lương (NĐ 51).
Phòng LĐ quận 3.
Khi điều chỉnh lương thì phải khai báo với cơ quan BHXH, việc chờ chấp thuận đăng ký bảng lương không ảnh hưởng đến việc đóng BHXH.
Tháng 1/2016. Các trường hợp đã chốt sổ theo mức lương tạm đóng thì bổ sung hồ sơ và chốt sổ lại. phải điều chỉnh mức đóng cho những người đã nghi việc tháng 2/2016.
Cơ sở đóng BHXH là mức lương và phụ cấp ghi trong HĐLĐ không phải là lương thực lĩnh. Đến ngày 20 hàng tháng đã chốt quỹ lương, trên cơ sở đó đơn vị đóng tiền BHXH theo quy định.
BHXH vẫn tạm thu bằng tiền đồng đến khi đơn vị điều chỉnh theo thang bảng lương tự xây dựng.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 144
Đã nộp giấy tờ bản chính có liên quan đến thời gian quân đội của người lao động để giải quyết chế độ hưu trí nhưng không giải quyết được. khi liên hệ xin lại giấy tờ nêu trên nhân viên bảo hiểm nói để lưu hồ sơ bảo hiểm. hỏi như vậy đúng không và làm sao để xin lại?
TL; Liên hệ với cán bộ xét duyệt hồ sơ để nhận lại.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 145
Đơn vị có người lao động trãi dài 64 tỉnh thành nên giao sổ cho người lao động quản lý khi họ nghỉ việc đơn vị mất nhiều thời gian, chi phí chờ nhận sổ để giải quyết chế độ có thể ảnh hưởng đến BHTN.
TL; Theo Điều 18, 19 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: Người lao động có quyền, trách nhiệm quản lý và bảo quản sổ BHXH kể từ ngày 01/01/2016.
Vì vậy, đề nghị đơn vị sử dụng lao động thực hiện đúng quy định của Luật.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 146
Cty có 3 lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu thì cty phải:
- lập hồ sơ hưu
- nếu người lao động có nhu cầu tiếp tục đi làm thì sao?
- Nếu đóng BHXH nhiều hơn 20 năm thì người lao động có hưởng phần dư này không?
TL; Đủ điều kiện thì lập hồ sơ hưu.
Nếu vẫn làm việc tiếp thì tiếp tục tham gia BHXH.
Nếu đóng hơn 20 năm thì mỗi năm thêm được cộng 2% vào tỷ lệ lương hưu cho đến khi đạt 75%.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 147
Người lao động đến năm 2018 đủ 55 tuổi tham gia BHXH 19 năm, vậy nghỉ việc trước 1/1/2018 có lợi gì hơn nghỉ việc sau 1/1/2018.
TL; Đóng BHXH ít hơn 20 năm thì được hưởng trợ cấp 1 lần khi hết tuổi lao động.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 148
Lương bình quân tính trợ cấp 1 lần có được áp dụng mức trượt giá không/
Do điều kiện khách quan đơn vị chưa báo tăng kịp thời nhưng chuyển tiền BHXH, BHYT, BHTN cho nhân viên mới, vậy có bị tính lãi chậm nộp không?
TL; Có tính trượt giá để giải quyết trợ cấp một lần (giống như hưu trí).
Đơn vị gửi công văn cho BHXH và chứng minh được đã đóng tiền đủ thì không tính lãi. Trường hợp số tiền đóng vẫn còn thiếu thì tính lãi.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 149
Nhân viên được giải quyết chế độ khám thai 2 ngày đã được BHXH duyệt, BHXH chi trực tiếp cho người lao động hay đơn vị chi trích từ 2% số tiền giữ lại hàng quý?
TL; Từ 1/1/2016 đơn vị không giữ lại 2% như trước nữa. BHXH sẽ chi trực tiếp cho người lao động.
..................................................................................................
CÂU HỎI 150
Phụ cấp không thể hiện trong HĐLĐ chỉ thể hiện trogn bảng thỏa thuận gồm: tiền cơm trưa, xăng xe đi lại, điện thoại. trong thực tế trả lương có tính phụ cấp kiêm việc nhưng không thường xuyên. Hỏi các loại phụ cấp nêu trên có phải đóng BHXH không? Nếu phụ cấp kiêm việc phát sinh trường xuyên trên 6 tháng thì thế nào?
TL; ÁP dụng thông tư 47/BLĐ.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 151
Nhân viên mới đã có sổ ở đơn vị cũ, nhưng đã thất lạc chỉ có công văn xác nhận thời gian đóng BHXH của nhân viên này từ 4-6/2009. Đơn vị mới giải quyết ra sao?
TL; Cty cũ có trách nhiệm lập hồ sơ cấp lại sổ, chốt sổ chuyển trả cho người lao động để tiếp tục tham gia tại đơn vị mới.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 152
Khi thực hiện thay đổi nơi KCB đã nộp thẻ cho BHXH, trong khi chờ nhận thẻ mới làm sao hưởng BHYT khi đi KCB?
TL; Cơ quan BHXH cấp giấy xác nhận thay cho thẻ BHYT.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 153
Từ 1/1/2016 doanh nghiệp vẫn giữ sổ của người lao động thì có sai quy định không?
Đơn vị áp dụng trả lương theo NĐ 204/NĐ-CP thì đóng BHXH theo lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ, vượt khung … như các đơn vị nhà nước đúng không?
TL; Vẫn giữ sổ của người lao động sau thời điểm luật BHXH có hiệu lực là sai.
Trả lương theo NĐ 204 thì đóng BHXH theo NĐ 204.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 154
Người bệnh có BHYT được chuyển lên bệnh viện tuyến trên (bệnh nan y) tái khám 6 tháng 1 lần nhưng cấp thuốc chỉ 30 ngày, hỏi uống hết thuốc thì người bệnh phải làm thế nào?
TL; Căn cứ QĐ 04/2008/QĐ-BYT ngày 1/2/2008 quy định kê toa cho bệnh mãn tính không quá 1 tháng để bảo đảm việc cấp thuốc phù hợp với diễn biến của bệnh. Khi hết thuốc đề nghị bệnh nhân đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị (bao gồm cả cấp thuốc).
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 155
Khi hưởng trợ cấp 1 lần thì không được hưởng tiếp trợ cấp thất nghiệp (đối với người đủ 55 tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH).
TL; Nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được giải quyết kể cả trường hợp nhận trợ cấp 1 lần rồi.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 156
Đã đóng BHXH những khoản phụ cấp không có trong quy định làm thế nào nhận lại tiền đã đóng?
TL; Thoái thu trừ vào tiền tháng hiện tại của đơn vị (đơn vị có trách nhiệm trả lại cho người lao động tiền đóng thừa BHXH.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 157
Người lao động đã về hưu ký hợp đồng khoán với đơn vị thì đóng BHXH thế nào?
Xin mẫu đối chiếu C12-TS thế nào?
TL; Đơn vị trả thêm cho người lao động 18% BHXH và 2% BHYT.
Xem tại trang web hoặc gửi thông qua bưu điện
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 158
Vời lao động giữ sổ nghỉ ngang nợ tiền của đơn vị thì giải quyết thế nào?
Người lao động nghỉ 14 ngày không đóng BHXH tháng đó thì đơn vị có đóng không? Thủ tục báo cho cơ quan BHXH gồm giấy tờ gì?
TL; Trường hợp này giải quyết theo luật Lao động hoặc kiện ra tòa Lao động.
Đơn vị không đóng. Báo giảm cho BHXH thông qua mẫu D02.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 159
Người lao động đủ tuổi hưu nhưng còn thiếu 16 tháng tham gia BHXH, đơn vị ký tiếp HĐLĐ thêm để đủ điều kiện nghỉ hưu được không?
TL; Được. không vi phạm luật Lao động.
..................................................................................................
CÂU HỎI 160
Trên thẻ BHYT có câu “liên tục 5 năm” khi đi khám đúng tuyến được miễn 100% viện phí đúng không?
Theo NĐ 134/NĐ-CP thì người tham gia BHXH chưa đủ 20 năm, đủ tuổi hưu có thể đóng 1 lần cho những tháng còn thiếu để hưởng lương hưu, cách đóng thế nào?
TL; Khi tiền đóng phần đồng chi trả viện phí (20%) lũy kế từ đầu năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì mới được miễn đồng chi trả cho những lần khám sau trong năm.
Chưa có thông tư hướng dẫn.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 161
Không đi làm, mang thai 2 tháng muốn tham gia BHXH, BHYT để hưởng chế độ được không?
TL; Không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. BHXH tự nguyện chỉ hưởng chế độ hưu trí và tử tuất, không có chế độ thai sản. Có thể tham gia BHYT hộ gia đình để được hưởng BHYT khi sinh con.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 162
Đơn vị muốn in thông báo thời gian đóng BHXH hàng năm được không? Liên hệ với bộ phần nào?
TL; 6 tháng 1 lần cơ quan BHXH thông báo kết quả đóng BHXH trên trang thông tin điện tử C13-bhxh.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 163
Nếu không nộp hồ sơ điện tử được (do phần mềm có vấn đề) nộp hồ sơ qua bưu điện được không?
TL; Được.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 164
Khi tăng mới người lao động báo số sổ khác với số sổ trong phần mềm BHXH doanh nghiệp xử lý thế nào?
TL; Người lao động có 2 sổ đã gộp về số sổ đầu tiên, khi báo tăng lao động đơn vị báo tăng nhầm số sổ đã gộp thì làm thế nào?
Nếu người lao động không xác định được số sổ của họ thì làm cam kết xác định số sổ đó không phải của minh để được cấp sổ mới.
Đơn vị lập phiếu giao nhận 108 để được điều chỉnh số sổ đúng.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 165
Khi nào triển khai chuyển khoản chế độ ốm đau thai sản cho người lao động. hiện nay cty vẫn thực hiện trả trước mặc dù không giữ lại 2%?
TL; Không cần thanh toán trước cho người lao động, khi người lao động nộp đủ chứng từ thì đơn vị lập hồ sơ để BHXH thanh toán trực tiếp.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 166
HĐLĐ 3 tháng nhưng người lao động thỏa thuận chỉ làm việc dưới 14 ngày mỗi tháng, có phải tham gia BHXH bắt buộc không?
TL; Có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 167
Đơn vị phải chốt sổ đến 2015 để trả cho người lao động quản lý sổ hay để đến khi nghỉ hưu hoặc nghỉ việc mới trả có được không?
TL; Cơ quan BHXH sẽ in tờ rời hàng năm đến cuối năm 2015 cho đơn vị chuyển cho người lao động quản lý.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 168
Đơn vị cổ phần hóa 51% nhà nước thì viên chức quản lý hưởng lương theo NĐ 51 tối đa không quá 27 triệu, vậy đóng BHXH theo mức lương hưởng hay theo hệ số nhân với lương cơ sở?
TL; Công ty đóng theo mức tiền lương (không thuộc diện đối tượng áp dụng NĐ21).
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 169
Nghị định 134/2015/NĐ-CP về việc đóng BHXH một lần cho những năm còn thiếu của người lao động áp dụng khi nào?
TL; Thông tư hướng dẫn 01/2016.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 170
Trong thời gian chờ đổi thẻ, cấp thẻ, gia hạn thẻ thì KCB và thanh toán chi phí thế nào?
Bệnh viện nào tuyến tỉnh, bệnh viện nào tuyến huyện?
TL; Trong thời gian chờ cấp, đổi, gia hạn thẻ cơ quan BHXH sẽ cấp giấy xác nhận để KCB. Tuy nhiên trước ngày hết hạn thẻ 20 ngày đơn vị phải gia hạn thẻ, trường hợp đơn vị gia hạn thẻ chậm phải chịu trách nhiệm.
Bệnh viện quận, huyện, phòng khám đa khoa tư nhân, bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Hốc Môn, Thủ Đức là bệnh viện tuyến huyện.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 171
Danh mục thuốc được tính nào được tính vào BHYT?
“số tiền chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở” là sao?
TL; Danh mục thuốc BHYT có trong thông tư 40/2014/TT-BYT, danh mục xét nghiệm có trong thông tư 37/2015/TTLB ngày 29/10/2015, trừ các xét nghiệm, thuốc để điều trị các bệnh tại điều 23 luật BHYT hiện hành.
Có nghĩa là: tổng số tiền đồng chi trả (20%) trong các lần KCB tính từ đầu năm mà lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (6 X 1.150.000 = 6.900.000 đồng) thì người KCB không phải trả chi phí cho những lần khám tiếp theo trong năm đó.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 172
Phụ cấp giảng dạy của ngành giáo dục, phụ cấp hành chính cho cán bộ làm giờ hành chính, phụ cấp độc hại cho người làm trong phòng thí nghiệm có đóng BHXH không?
TL; Không. Đối tượng áp dụng NĐ 204 vẫn đóng BHXH theo lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 173
Người lao động tham gia BHYT từ 1/3/2016 đến ngày 15/3/2016 BHXH mới cấp thẻ, trong thời gian chưa có thẻ khi khám chữa bệnh ai chi trả chi phí?
TL; Căn cứ hồ sơ tăng mới và gia hạn thẻ BHYT nếu đơn vị đóng trể thì đơn vị phải trả chi phí KCB cho người lao động. nếu BHXH cấp trể BHXH chịu chi phí đó.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 174
Khám bệnh tại tuyến tỉnh (trung ương) phải có giấy chuyển viện từ bệnh viện tuyến huyện mới được thanh toán 60% (hoặc 40%) phải không?
TL; Nếu có giấy chuyển viện được hưởng khám chữa bệnh đúng tuyến (100% quyền lợi). nếu không có giấy chuyển viện được hưởng 60% (hoặc 40%) trong trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú không được hưởng.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 175
Đến tuổi hưu nhưng chưa đủ số năm để hưởng mức tối đa lương hưu thì tự đóng BHXH số năm còn thiếu được không?
TL; Khi đóng đủ 20 năm BHXH tỉ lệ lương hưu là 45%, mỗi năm đóng thêm được cộng 2%, vậy để hưởng tối đa (75%) thì phải đóng tiếp 15 năm nữa và phải đóng tự nguyện.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 176
Điều kiện và thủ tục để người lao động được hưởng 100% BHYT?
TL; Điều kiện: tham gia BHYT 5 năm liên tục và có tổng số tiền đồng chi trả (20%) lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
Thủ tục: người lao động đến nơi phát hành thẻ đem theo Thẻ BHYT còn hạn sử dụng và biên lai viện phí để được cấp giấy chứng nhận không đồng chi trả.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 177
Nếu cha mẹ đã mua BHYT tự nguyện rồi có bắt buộc phải mua BHYT cho con (là học sinh) không?
Nếu cty có chế độ (ghi trên thỏa ước lao động) cho nhân viên nghỉ ốm 15 ngày/năm vẫn trả lương vậy nhân viên khám bệnh có mẫu C65 có được BHXH trả không?
TL; Nguyên tắc là cháu phải tham gia BHYT học sinh. Nếu gia đình đã mua BHYT hộ gia đình (trong đó có con chị) thì đem 2 thẻ BHYT đến BHXH để nhận lại tiền thẻ BHYT hộ gia đình.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 178
Phân biệt thế nào giữa phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và hiệu quả thực hiện với khoản bổ sung k hác trả thường xuyên hay trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc?
TL; Tham khảo thông tư 47/BLĐ.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 179
Lao động nam 55 tuổi, tham gia BHXH 27 năm, tỉ lệ suy giảm sức khỏe 20%, không được hưởng chế độ hưu trí, hỏi ông có được hưởng trợ cấp thất nghiệp của BHXH và trợ cấp thôi việc của Cty không?
TL; Được hưởng trợ cấp thất nghiệp và cty trả trợ cấp thôi việc (mỗi năm 0,5 tah1ng lương cho thời gian công tác trước 1/1/2009.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 180
Hiện nay đã thực hiện chuyển khoản chi trả ốm đau thai sản trực tiếp cho người lao động chưa?
TL; Đang thử nghiệm.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 181
Người lao động tham gia BHTN được 5 năm 7 tháng , tính hưởng thất nghiệp như thế nào?
TL; Hưởng BHTN 5 tháng, còn 7 tháng lẽ cộng vào thời gian tham gia BHTN tiếp theo.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 182
Nghỉ dưỡng sức được tính như thế nào?
TL; Từ 1/1/2016 nghỉ dưỡng sức tính bằng 30% mức lương cơ sở (trong vòng 30 ngày sau khi nghỉ ốm đau thai sản). Đối với bệnh dài ngày phải nghỉ ốm và được thanh toán hết 30 ngày ốm mới được giải quyết nghỉ dưỡng sức.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 183
Đăng ký KCH ban đầu ở BV Vạn Hạnh, đi khám bệnh tại BV Hoàn Mỹ có được hưởng BHYT không?
TL; Cả hai bệnh viện trên đều là bệnh viện tuyến tỉnh nên khi đi khám trái tuyến điều trị ngoại trú không được hưởng BHYT.
....................................................................
CÂU HỎI 184
Người tham gia BHYT 5 năm liên tục, sau đó có thời gian dừng tham gia rồi tham gia lại BHYT, có được hưởng 100% BHYT không?
TL; Không Tính nếu đến thời điểm khám bệnh không đủ 5 năm liên tục.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 185
Người lao động đã hưởng hưu trí vẫn ký tiếp hợp đồng lao động thì doanh nghiệp có phải đóng tiền BHXH không?
TL; Doanh nghiệp không đóng BHXH mà trả BHXH, BHYT, BHTN vào lương cho người lao động.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 186
Người lao động làm việc hơn 6 tháng nhưng chưa lấy được sổ của CTy cũ, vậy phải làm thế nào để tham gia tiếp BHXH?
TL; Người lao động phải yêu cầu cty cũ chốt sổ và trả lại sổ. Trong thời gian chờ đợi lấy lại sổ cty mới khai báo số sổ của người lao động và tiếp tục tham gia BHXH.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 187
Cấp thẻ BHYT chậm do cơ quan BHXH thì xử lý thế nào?
TL; Cơ quan BHXH sẽ chịu trách nhiệm chi phí KCB trong thời gian chậm cấp thẻ BHYT.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 188
Các loại phụ cấp như phụ cấp sinh hoạt, tiền thưởng doanh số bán hàng, phụ cấp trang điểm (tính trên ngày công thực tế) có đóng BHXH không?
TL; Tham khảo cụ thể tại thông tư 47/BLĐ.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 189
Lao động nam nghỉ theo chế độ có được nghỉ nhiều đợt không?
ốm đau ngắn ngày, dài ngày tính 24 hay 26 ngày/tháng?
Lao động nam có vợ sinh đôi phẩu thuật nghỉ 14 ngày có giảm BHXH không?
Chế độ nam phải nghỉ thai sản trong vòng 30 ngày có áp dụng trước 1/1/2016 không?
TL; Không cần phải nghỉ liên tục nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con.
ốm đau ngắn ngày và bệnh dài ngày có ngày lẻ thì chia cho 24. Trường hợp ốm dài ngày trọn tháng thì tính tháng (không chia cho 24).
Phải giảm đóng BHXH.
Không áp dụng cho trường hợp vợ sinh con trong năm 2015.
..........................................................................................................................................

CÂU HỎI 190
Người lao động đủ tuổi hưu còn thiếu không quá 10 năm đóng BHXH không tiếp tục làm việc thì đóng BHXH cho đủ 20 ở đâu, thủ tục như thế nào?
Nếu lao động này tiếp tục làm việc thì đơn vị vẫn tiếp tục tham gia đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đúng không?
TL; Hiện đang chớ thông tư hướng dẫn nghị định 134.
Người đủ tuổi hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH có nguyện vọng vẫn được đóng đủ 20 năm thì giải quyết chế độ hưu.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 191
Tỉ lệ trả trợ cấp BHXH vào lương của người lao động đang hưởng hưu trí là bao nhiêu?
Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp là may găng tay, ngoài công nhân trực tiếp ngồi máy thì công nhân khác có được hưởng chế độ nghỉ ốm đau 40 ngày không?
TL; Nếu người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH thì doanh nghiệp phải trả cho người lao động các khoản BHXH, BHYT, BHTN mà doanh nghiệp đóng cho BHXH.
Chức danh nào có ghi trong danh mục nghề nặng nhọc độc hại thì được nghỉ ốm 40 ngày.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 192
Nhân viên xin nghỉ phép 2 ngày để khám chữa bệnh được bác sĩ cho nghỉ 2 ngày này theo mẫu C65, có được hưởng chế độ ốm đau không?
Đã có quy trình hướng dẫn thủ tục giải quyết chế độ cho lao động nam nghỉ 5 ngày do vợ sinh con chưa? Nếu lao động nam xin nghỉ phép 5 ngày để chăm sóc vợ sinh thì được hưởng chế độ này không?
TL; Trường hợp nghỉ phép, đơn vị vẫn trả lương thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Đơn vị lập đề nghị giải quyết chế độ cho lao động nam trên C70a vào mục thai sản. Lao động nghỉ phép có hưởng lương của đơn vị không được hưởng chế độ BHXH.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 193
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục ký hợp đồng lao động được trả lương cộng các khoản BHXH, BHYT, BHTN thì khi nghỉ việc cty có phải trả trợ cấp cho người lao động không?
TL; Không phải trả trợ cấp thôi việc.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 194
Bao nhiêu tuổi thì ngưng đóng BHXH?
TL; Luật BHXH chỉ qui định độ tuổi nghỉ hưu, không quy định độ tuổi đóng BHXH. (trừ trường hợp hưởng chế độ hưu trí mà tiếp tục làm việc thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc).
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 195
Đăng ký KCB ban đầu ở tuyến tỉnh (trung ương) đi khám ở tuyến huyện có sử dụng thẻ BHYT được không?
Đóng BHXH đủ 20 năm lĩnh trợ cấp 1 lần được không?
Đóng chưa đủ 20 năm BHXH và đủ tuổi hưu lĩnh 1 lần được không? Đóng tiếp cho đủ 20 năm được không?
TL; không được hưởng chi phí khám chữa bệnh.
Không được nhận trợ cấp 1 lần trừ trường hợp bệnh nan y hoạc định cư nước ngoài.
Được nhận trợ cấp 1 lần hoặc tiếp tục tham gia BHXH cho đủ 20 năm.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 196
Các loại phụ cấp ca làm việc, phụ cấp cho người khuyết tật… biến động theo ngày công làm việc, có phải tăng giảm hàng tháng không?
Các loại phụ cấp xin tham khảo thông tư 47/BLĐ
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 197
Điều trị ngoại trú trái tuyến được hưởng BHYT không?
TL; Điều trị ngoại trú trái tuyến không được hưởng BHYT.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 198
Làm sao biết các bệnh viện thuộc tuyến nào (tỉnh hay trung ương). Thí dụ bệnh viện Gia Định, bệnh viện 115?
TL; Xem Danh mục cơ sở khám chửa bệnh trên website của BHXH TP.HCM. bệnh viện Gia Định, 115 là bệnh viện tuyến tỉnh.
..........................................................................................................................................
CÂU HỎI 199
Người lao động mất sổ khi được cơ quan BHXH cấp lại chỉ ghi quá trình tham gia BHXH, còn quá trình BHTN không ghi vì có hộ khẩu tỉnh, khi nào thì quá trình BHTN được ghi nhận?
TL; Do BHTN được chi trả trên toàn quốc nên BHXH phải xác minh người lao động có hưởng trợ cấp thất nghiệp chưa trên 63 tỉnh thành, việc này mất nhiều thời gian nên BHXH tạm thời khóa quá trình đóng BHTN lại đến khi xác minh xong.












Facebook Comments
Google Comments
Bảng tin Để có câu trả lời nhanh nhất hãy đăng nhập Fabook trong phần nhận xét dưới bài đăng, hoặc Gmail và vào mục Hỏi đáp hoặc Tab Liên hệ để gửi câu hỏi.Thăm trang web hãy để lại nhận xét ở mỗi bài, like, hoặc chia sẻ để khuyến khích ban quản trị.
HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI   ☎ Telephone:08255055683
Copyright ©2012 - All Rights Reserved by:Hỗ trợ nghiệp vụ BHXH
☒  Gmail: hotronghiepvubhxhh@gmail.com
Đơn vị chủ quản: Hỗ Trợ Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội