Nửa năm xác nhận độc hại không xong.
Làm việc tại công ty TNHH Sanofi - Aventis VN từ năm 1988, đến tháng 3.2015, bà Mỹ xin nghỉ
việc ở công ty. Tháng 11.2015, bà đi giám định y khoa để hưởng chế độ hưu trí trước thời hạn. Theo quyết định của Hội đồng giám định y khoa TPHCM, bà Mỹ được xác định tỉ lệ tổn thương cơ thể là 63%. Bà Mỹ cho rằng, 27 năm làm việc tại công ty, bà đã làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại nên bà sẽ được hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động. Thế nhưng, từ đây rắc rối nảy sinh khi những thông tin ghi trên sổ BHXH của bà Mỹ
không thống nhất, không ghi rõ chức danh công việc mà bà đã làm.
việc ở công ty. Tháng 11.2015, bà đi giám định y khoa để hưởng chế độ hưu trí trước thời hạn. Theo quyết định của Hội đồng giám định y khoa TPHCM, bà Mỹ được xác định tỉ lệ tổn thương cơ thể là 63%. Bà Mỹ cho rằng, 27 năm làm việc tại công ty, bà đã làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại nên bà sẽ được hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động. Thế nhưng, từ đây rắc rối nảy sinh khi những thông tin ghi trên sổ BHXH của bà Mỹ
không thống nhất, không ghi rõ chức danh công việc mà bà đã làm.
Bà Mỹ cho biết: “Từ khi vào làm cho xí nghiệp, tôi là kiểm nghiệm viên, công việc rửa các dụng cụ cho phòng kiểm nghiệm, lấy mẫu các nguyên liệu để phân tích, kiểm nghiệm đưa vào sản xuất dược phẩm. Tôi trực tiếp tiếp xúc với hóa chất, là ngành nghề nặng nhọc độc hại nhưng trên sổ BHXH không thể hiện đầy đủ, giai đoạn có, giai đoạn không. Từ lúc tôi làm hồ sơ xin nghỉ hưu đến nay đã hơn nửa năm, ít nhất 4 lần gửi đơn cho công ty và lên xuống khắp cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố, Bảo hiểm xã hội quận 4 nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết” - Bà Mỹ nói.
Với 27 năm công tác, chỉ có giai đoạn từ tháng 1.2001 - 3.2008, chức danh công việc của bà Mỹ được ghi rõ ràng trong sổ BHXH là nhân viên trực tiếp kiểm nghiệm các sản phẩm hóa dược phẩm, còn lại đều ghi chung chung. Cụ thể, giai đoạn từ tháng 1.1988 - 12.1998, chức danh công việc của bà Mỹ là “kiểm nghiệm viên”. Từ tháng 4.2008 - 2.2015, chức danh công việc của bà Mỹ là “nhân viên”. Theo cơ quan BHXH, chức danh công việc của bà Mỹ là chưa đúng quy định của Bộ LĐTBXH về danh mục quy định chức danh nghề nặng nhọc độc hại. Chưa kể, mức tiền lương thời gian từ tháng 1.1988 - 3.1991 của bà Mỹ là 230 đồng cũng không rõ thuộc bảng lương quy định nào.
NLĐ, DN chưa chú ý đến sổ BHXH
Công ty TNHH Sanofi - Aventis VN cho biết, thời gian qua đã lâu, công ty nhiều lần thay đổi cơ cấu, tổ chức, hồ sơ gốc của bà Mỹ bị thất lạc nên công ty chưa hoàn tất được hồ sơ bà Mỹ theo yêu cầu của cơ quan BHXH.
Giai đoạn từ tháng 1.1988 - 12.1998, công ty chỉ tìm được giấy xác nhận do Tổng giám đốc Xí nghiệp LD Vinaspecia SRL - tiền thân của công ty TNHH Sanofi - Aventis VN (TPHCM) - xác nhận mức lương là 230 đồng ngạch D-2-2 bậc 2. Thiếu sót trong sổ BHXH của bà Mỹ ở giai đoạn từ tháng 4.2008 - 2.2015, đại diện công ty cho rằng, có thể do người phụ trách công tác BHXH thời điểm đó đã không chú ý!
Ông Nguyễn Đăng Tiến - Phó Giám đốc BHXH TPHCM - cho rằng, nếu sự việc đúng như bà Nguyễn Ngọc Mỹ trình bày thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm chính trong việc làm thủ tục điều chỉnh chức danh ngành nghề cho người lao động. doanh nghiệp liên hệ với BHXH quận 4 để được hướng dẫn cụ thể. Công văn của Ban chấp hành Công đoàn công ty là một trong những cơ sở để cơ quan BHXH xác nhận cho bà Mỹ. “Nếu người lao động thực sự có hơn 15 năm làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại, lại bị suy giảm sức khỏe 63% nhưng chỉ vì thiếu sót của người làm công tác nhân sự, BHXH mà doanh nghiệp không làm thủ tục điều chỉnh thì người lao động sẽ chịu thiệt thòi” - ông Tiến nói.
Theo ông Nguyễn Đăng Tiến, mặc dù ngành BHXH đã có rất nhiều khuyến cáo, tuyên truyền và yêu cầu doanh nghiệp, người lao động phải chú ý đến các thông tin ghi trong sổ BHXH như mức lương, chức danh công việc, thời gian công tác… nhưng thực tế doanh nghiệp, người lao động không chú ý. “Chỉ đến khi giải quyết chế độ thì mới quay lại làm, lúc này thì thủ tục sẽ rất rắc rối, người lao động có thể sẽ gánh thiệt thòi nếu việc điều chỉnh không thành” - ông Tiến nói..
Lời dẫn: Để tránh những rắc rối như ông Tiến đã nêu thì người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại, nguy hiểm đề nghị BHXH ghi càng chi tiết, cụ thể càng tốt.
1, Lời dẫn: Để tránh những rắc rối như ông Tiến đã nêu thì người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại, nguy hiểm đề nghị BHXH ghi càng chi tiết, cụ thể càng tốt. . .