Những nội dung chính của Thông tư 59/2014/TT- BLĐTBXH hướng dẫn Luật BHXH số 58 có hiệu lực từ ngày 16 tháng 2 năm 2016.
- Người đã đi làm trước khi hết thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản mà bị ốm, con ốm, tai nạn LĐ vẫn được hưởng chế độ phát sinh trong thời gian này.
- Say rượu, tự tử, ma túy, các tiền chất ma túy sẽ không được hưởng chế độ ốm đau, tai nạn.
- Người bị ốm đau khi nghỉ phép, nghỉ không lương đúng quy định của pháp luật, nghỉ thai sản, nghỉ việc riêng không được hưởng chế độ ốm.
- Sau 180 ngày nghỉ hưởng chế đọ ốm bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày nếu còn tiếp tục điều trị thì thời gian được hưởng bằng thời gian
đã đóng BHXH.
- Hai vợ chồng cùng tham gia BHXH và có con ốm phải luân phiên nghỉ chăm con ốm thì được tính chế độ chăm con ốm cho cả 2 vợ chồng
- Hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau, thai sản... tính từ ngày quay trở lại làm việc không quá 45 ngày.
- Thời gian đề nghị hưởng chế độ dưỡng sức PHSK sau khi quay trở lại làm việc không quá 30 ngày;
- Lao động nữ bán chuyên trách, chuyên trách làm việc ở UBND xã, phường, thị trấn được nghỉ hưu khi hết tuổi lao động mà đã có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc;
- Cứ mỗi năm về hưu trước tuổi trừ 2%;
- Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản 6 tháng mà phải nghỉ việc do khám, sảy, nạo, hút, thực hiện biện pháp tránh thai phá thai do bệnh lý thì được hưởng chế độ thai sản theo quy đình.
- Chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được hưởng 2 tháng lương cơ sở
- Vợ tham gia BHXH sinh con xong mà chết chồng được hưởng thai sản. chồng chưa đủ 6 tháng đóng BHXH thì tính bình quân tiền lương bằng tổng số tháng đã đóng BHXH.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi nhưng không nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì chỉ đươc hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hết hợp đồng lao động sẽ không được coi là thời gian đã đóng BHXH
- Nếu đi làm trước khi hết thời gian được hưởng chế độ thì vẫn được hưởng trợ cấp thai sản 6 tháng nhưng người sử dụng lao động và người lao động phải đóng BHXH, BHYT.
- Trong thời gian nghỉ thai sản nếu Chính phủ điều chỉnh lương cơ sở hoặc lương tối thiểu vùng sẽ không được điều chỉnh lại tiền chế độ thai sản;.
- Người lao động làm việc độc hại nguy hiểm, đặc biệt ĐHNH hoặc khu vực có phụ cấp 0,7 trở lên thì thời gian nghỉ thai sản được tính là thời gian làm việc ĐHNH,ĐBĐHNH,KVPC0,7 trở lên
- Lao động nữ mang thai hộ sau khi sinh được hưởng chế độ DSPHSK.
- Thời gian đề nghị giải quyết chế độ thai sản là 45 ngày.
- Xác đinh người chuyên trách hay cán bộ bán chuyên trách ở xã, phường,TT căn cứ vào thời điểm trước khi nghỉ việc hưởng chế độ BHXH.
- Trong khoảng thời gian đóng BHXH nếu đã có phụ cấp thâm niên nghề mà khi tính bình quân số tháng lương cuối để tính lương hưu mà thời gian này không có phụ cấp thâm niên nghề thì được cộng thêm phụ cấp thâm niên nghề mức cao nhất đã đóng BHXH, tính theo mức lương tại thời điểm nghỉ hưu.
- Đang hưởng lương hưu được đóng tiếp BHXH để nâng mức hưởng lương hưu hàng tháng.
- Đóng BHXH bắt buộc chưa đủ 12 tháng mà chết thì không được hưởng trợ cấp mai tang phí;
- Vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc đủ sáu mươi tháng mà chết thì người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí.
- Người lao động đang hưởng chế độ TNLĐBNN : nếu thời gian đóng BHXH chưa đủ mười hai tháng hoặc cả thời gian đóng BHXH tự nguyện và TG đóng BHXH bắt buộc dưới sáu mươi tháng mà bị chết thì người lo mai táng sẽ được hưởng chế độ mai táng phí.
- Người đang bảo lưu thời gian công tác được tự đi giám định khả năng lao động
- Người lao động có quyền đề nghị hưởng chế độ BHXH thông qua tài khoản tiền gửi của mình tại NH
- Người lao động được quyền bảo quản sổ BHXH;
- Người lao động giao kết hợp đồng nhiều đơn vị khác nhau thì phải đóng BHXH, BHTN tại nơi ký hợp đồng lao động đầu tiên và đóng BHYT tại nơi có mức lương hợp đồng cao nhất. ( điều 38 QĐ 959/QĐ-BHXH)
• Các văn bản sau đây sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 16/02/2016
+ Thông tư 19/2008 sửa đổi bổ sung TT 03/2007
+ Thông tư 03/2007 hướng dẫn nghị định 152/2007
+ Thông tư 23/2012 sửa đổi bổ sung Thong tư 19/2008
+ Thông tư 24/ 2007 hướng dẫn tính hưởng chế độ bảo hiểm theo QĐ 107/ 2007
+ Thông tư 26 /2010 sủa đổi bổ sung Thông tư 24/2007
+ ThÔng tư 03/2009 hướng dẫn tính phụ cấp khu vực cho người hưởng lương hưu và TCBHXH theo Nghị định 122/2008
+ Thông tư 24/2013 hướng dẫn khoản 2 điều 1 Nghị đinh 29/2003./.
"Người bị ốm đau khi nghỉ phép, nghỉ không lương đúng quy định của pháp luật, nghỉ thai sản, nghỉ việc riêng không được hưởng chế độ ốm." Câu này trong TT 59 là: "Người ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương theo quy định của pháp luật lao động." Em thấy 2 câu này ý khác nhau chứ ạ
Trả lờiXóaUnknown. Mời bạn nêu quan điểm để cùng nhau hiểu thêm về quy định của pháp luật.
Xóa