Quy Trình Ngừng Để Chuyển Đóng BHXH Tại Địa Bàn Khác Theo QĐ1111/QĐ-BHXH

Trong quá trình hoat động, sản xuất, kinh doanh có thể đơn vị sử dụng lao động( đơn vị) gặp khó khăn phải tạm dừng đóng, giải thể, sáp nhập, chia tách, phá sản hoặc phải chuyển trụ sở hoạt động từ địa bàn này sang địa bàn khác. Bài này hướng dẫn ACE về thủ tục chuyển nơi đóng BHXH đi địa bàn khác: Khi thay đổi địa điểm trụ sở từ địa bàn A sang địa bàn B đơn vị phải làm thủ tục chuyển nơi đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thê, đơn vị phải gửi văn bản cho bảo hiểm xã hội địa bàn A để giải quyết những tồn đọng cũ như thanh toán công nợ, giải quyết hết các chế độ ốm đau, thai sản, thôi việc, hưu trí..., chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thanh toán hết số tiền còn nợ đọng và địa bàn hoạt động mới của đơn vị sẽ chuyển đến trong cùng một tỉnh, thành phố với BHXH địa bàn A thì BHXH địa bàn A và đơn vị phải có văn bản đối chiếu công nợ để chốt tổng số nợ tính đến thời điểm ngừng đóng BHXH để chuyển sang BHXH địa bàn B tiếp tục quản lý, đồng thời đơn vị phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội địa bàn B. Cụ thể:
A/ Hồ sơ giải quyết ngừng đóng BHXH tại địa bàn A gồm có:
1. Đơn vị:
- Văn bản đề nghị (mẫu D01b-TS).
- Bản sao quyết định hoặc văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.
- Hai (02) bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS)
2. Người lao động
- Sổ BHXH.
- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).
3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
B/ Hồ sơ nộp tại BHXH địa bàn B gồm có:
1. Đơn vị:
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động.
- Hai (02) bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
- Đối với đơn vị đăng ký đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần: văn bản đăng ký phương thức đóng của đơn vị (mẫu D01-TS), kèm theo:
- Biên bản đối chiếu công nợ, cam kết của đơn vị với BHXH đia bàn A
* Phương án sản xuất, kinh doanh của đơn vị( nếu có)
* Phương thức trả lương cho người lao động, (nếu có)
2. Người lao động: 
- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (TK1-TS),
- Sổ BHXH để BHXH địa bàn B nhập quá trình đã tham gia BHXH của người lao động vào phần mềm;
- Đối với người đã hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng BHTN: thêm giấy xác nhận thời gian đóng BHTN C15-TS chưa hưởng BHTN do cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH một lần cấp.
Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (người có công …): thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.
3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Facebook Comments
Google Comments
Bảng tin Để có câu trả lời nhanh nhất hãy đăng nhập Fabook trong phần nhận xét dưới bài đăng, hoặc Gmail và vào mục Hỏi đáp hoặc Tab Liên hệ để gửi câu hỏi.Thăm trang web hãy để lại nhận xét ở mỗi bài, like, hoặc chia sẻ để khuyến khích ban quản trị.
HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI   ☎ Telephone:08255055683
Copyright ©2012 - All Rights Reserved by:Hỗ trợ nghiệp vụ BHXH
☒  Gmail: hotronghiepvubhxhh@gmail.com
Đơn vị chủ quản: Hỗ Trợ Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội