Hàng tháng Bảo hiểm Xã hội gửi thông báo đóng BHXH theo mẫu C12 -TS cho đơn vị sử dụng lao động. Rất nhiều nhân viên phụ trách mảng BHXH tại đơn vị hỏi về cách đọc, cách xem số liệu trong biểu mẫu này.
Để đáp ứng yêu cầu chính đáng đồng thời làm đơn giản hóa các con số rối rắm, phức tạp đã từng làm hoa mắt, chóng mặt nhân viên BHXH tại đơn vị sử dụng lao động; Baohiemxahoi xin hướng dẫn cách đọc biểu C12-TS.
Biểu C12 - TS được lập ra dựa trên số liệu tiền đã nộp của tháng trước, tiền đã nộp của tháng này, số liệu phát sinh tháng hiện tại. Khi kết thúc
tháng, cán bộ BHXH sẽ căn cứ số chứng từ đã nhận được như: tiền mặt, chuyển khoản, chuyển tiền từ Bưu Điên, Ngân Hàng, Kho Bạc hoặc Ủy nhiệm chi của đơn vị sử dụng lao động nộp vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm Xã hội. Số liệu được nhập vào phần mềm ( SMS) tạo lại số phải thu, tính lãi chậm nộp lúc đó sẽ cho kết quả số tiền đã nộp, số tiền còn dư chuyển kỳ tới, số còn nợ...
Cách thức thanh toán số liệu phát sinh hàng tháng được quy định như sau: Phải trừ số tiền nợ trước tiên. Nếu còn, sẽ trừ số phát sinh BHYT, trừ phát sinh BHTN cuối cùng mới trừ BHXH.
Ví dụ: tổng số tiền phát sinh phải nộp hàng tháng là 10, 000,000 đồng, nợ cũ .2.000.000 đ. Đơn vị đã nộp là 10.000.000 đ
Trong đó:- 26% dành cho BHXH = A
- 4,5% dành cho BHYT = B
- 2% dành cho BHTN = C
Phần mềm BHXH lần lượt trừ: số tiền đã nộp 10 .000.000 - 2.000.000 - B - C - A. Sơ qua một chút để thấy số liệu tại biểu C12 dựa hoàn toàn vào số tiền mà đơn vị sử dụng lao động đã nộp, số nợ mà đơn vị sử dụng lao động đã trả.
Biểu C12 có dạng như sau:
* Phần A Kỳ trước mang sang: (từ trái sang phải) gồm các cột nội dung: BHXH, BHYT, BHTN. Cộng: là số liệu của kỳ trước(tháng trước) chuyển sang làm số đầu kỳ này; cột 1 là số liệu BHXH, cột 2 là số liệu BHYT, cột 3 là số liệu BHTN. Số tiền đã nộp thừa, thiếu, lãi chậm nộp của kỳ trước được mang sang phần A này.
* Phần B; Phát sinh trong kỳ( nộp cho tháng hiện tại)
Mục 1; Số lao động: là số lao động hiện có trong tháng này
+ 1.1 là số phát sinh tăng lao động trong tháng này, tương ứng với các cột tăng 1,2,3,4 sẽ là số tiền tăng tương ứng của BHXH, BHYT, BHTN.
+ 1.2 là số phát sinh giảm lao động trong tháng này, tương ứng với các cột giảm 1,2,3,4 sẽ là số tiền giảm tương ứng của BHXH, BHYT, BHTN.
Mục 2: quý lương: Là quỹ lương hiện có bao gốm 2.1 là tăng , 2.2 giảm (hiện có trong tháng này)
Mục 3: phải đóng: là số tiền phải đóng trong tháng này; trong đó chi tiết tăng là bao nhiêu 3.1, giảm bao nhiêu 3.2
Mục 4: điều chỉnh phải đóng kỳ trước. Trong đó 4.1 Tăng: điều chỉnh truy thu, truy đóng, thu hồi BHXH, BHYT...mà đơn vị ở kỳ này lập hồ sơ báo tăng có hồ phát sinh thu của tháng trước đó. VD tháng 12 lập thủ tục truy đóng cho lao động từ tháng 11.
4.2. Giảm: điều chỉnh truy giảm, truy giảm đóng, truy giảm trả lại đơn vị mà đơn vị ở kỳ này lập hồ sơ báo giảm có hồ phát sinh giảm của tháng trước đó. VD tháng 12 lập thủ tục truy giảm cho lao động nghỉ việc từ tháng 11.
4.2. Giảm: điều chỉnh truy giảm, truy giảm đóng, truy giảm trả lại đơn vị mà đơn vị ở kỳ này lập hồ sơ báo giảm có hồ phát sinh giảm của tháng trước đó. VD tháng 12 lập thủ tục truy giảm cho lao động nghỉ việc từ tháng 11.
4.3. điều chỉnh của năm trước( nếu có)
5. Lãi:
5.1. Số tiền tính lãi: là số tiền còn nợ chậm đóng sau 60 ngày ( trước đây, theo QĐ 1111/2010 là 30 ngày) Hiện nay quy định ngày cuối cùng hàng tháng là hạn cuối phải chuyển tiền BHXH vào tài khoản chuyên thu của BHXH, số tiền này có thể được chia chi tiết từ đầu tháng thực hiện việc tính lãi đến ngày đơn vị thanh toán.
5.2. Tỷ lệ tính lãi: tỷ lệ này được công bố hàng năm.
5.3. Tổng tiền lãi: là cộng tổng các khoản phải tính lãi tương ứng với cột BHXH, BHYT, BHTN
6. 2% BHXH bắt buộc để lại: là số 2% của riêng tổng quỹ lương BHXH . Để hiểu cụ thể cách tính 2% hàng tháng đơn vị được giữ lại khi có phát sinh chế độ ngắn hạn, mời bạn xem ở bài này TẠI ĐÂY
Để đáp ứng yêu cầu chính đáng đồng thời làm đơn giản hóa các con số rối rắm, phức tạp đã từng làm hoa mắt, chóng mặt nhân viên BHXH tại đơn vị sử dụng lao động; Baohiemxahoi xin hướng dẫn cách đọc biểu C12-TS.
Biểu C12 - TS được lập ra dựa trên số liệu tiền đã nộp của tháng trước, tiền đã nộp của tháng này, số liệu phát sinh tháng hiện tại. Khi kết thúc
tháng, cán bộ BHXH sẽ căn cứ số chứng từ đã nhận được như: tiền mặt, chuyển khoản, chuyển tiền từ Bưu Điên, Ngân Hàng, Kho Bạc hoặc Ủy nhiệm chi của đơn vị sử dụng lao động nộp vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm Xã hội. Số liệu được nhập vào phần mềm ( SMS) tạo lại số phải thu, tính lãi chậm nộp lúc đó sẽ cho kết quả số tiền đã nộp, số tiền còn dư chuyển kỳ tới, số còn nợ...
Cách thức thanh toán số liệu phát sinh hàng tháng được quy định như sau: Phải trừ số tiền nợ trước tiên. Nếu còn, sẽ trừ số phát sinh BHYT, trừ phát sinh BHTN cuối cùng mới trừ BHXH.
Ví dụ: tổng số tiền phát sinh phải nộp hàng tháng là 10, 000,000 đồng, nợ cũ .2.000.000 đ. Đơn vị đã nộp là 10.000.000 đ
Trong đó:- 26% dành cho BHXH = A
- 4,5% dành cho BHYT = B
- 2% dành cho BHTN = C
Phần mềm BHXH lần lượt trừ: số tiền đã nộp 10 .000.000 - 2.000.000 - B - C - A. Sơ qua một chút để thấy số liệu tại biểu C12 dựa hoàn toàn vào số tiền mà đơn vị sử dụng lao động đã nộp, số nợ mà đơn vị sử dụng lao động đã trả.
Biểu C12 có dạng như sau:
![]() |
C12-TS hàng tháng |
* Phần B; Phát sinh trong kỳ( nộp cho tháng hiện tại)
Mục 1; Số lao động: là số lao động hiện có trong tháng này
+ 1.1 là số phát sinh tăng lao động trong tháng này, tương ứng với các cột tăng 1,2,3,4 sẽ là số tiền tăng tương ứng của BHXH, BHYT, BHTN.
+ 1.2 là số phát sinh giảm lao động trong tháng này, tương ứng với các cột giảm 1,2,3,4 sẽ là số tiền giảm tương ứng của BHXH, BHYT, BHTN.
Mục 2: quý lương: Là quỹ lương hiện có bao gốm 2.1 là tăng , 2.2 giảm (hiện có trong tháng này)
Mục 3: phải đóng: là số tiền phải đóng trong tháng này; trong đó chi tiết tăng là bao nhiêu 3.1, giảm bao nhiêu 3.2
Mục 4: điều chỉnh phải đóng kỳ trước. Trong đó 4.1 Tăng: điều chỉnh truy thu, truy đóng, thu hồi BHXH, BHYT...mà đơn vị ở kỳ này lập hồ sơ báo tăng có hồ phát sinh thu của tháng trước đó. VD tháng 12 lập thủ tục truy đóng cho lao động từ tháng 11.
4.2. Giảm: điều chỉnh truy giảm, truy giảm đóng, truy giảm trả lại đơn vị mà đơn vị ở kỳ này lập hồ sơ báo giảm có hồ phát sinh giảm của tháng trước đó. VD tháng 12 lập thủ tục truy giảm cho lao động nghỉ việc từ tháng 11.
4.2. Giảm: điều chỉnh truy giảm, truy giảm đóng, truy giảm trả lại đơn vị mà đơn vị ở kỳ này lập hồ sơ báo giảm có hồ phát sinh giảm của tháng trước đó. VD tháng 12 lập thủ tục truy giảm cho lao động nghỉ việc từ tháng 11.
4.3. điều chỉnh của năm trước( nếu có)
5. Lãi:
5.1. Số tiền tính lãi: là số tiền còn nợ chậm đóng sau 60 ngày ( trước đây, theo QĐ 1111/2010 là 30 ngày) Hiện nay quy định ngày cuối cùng hàng tháng là hạn cuối phải chuyển tiền BHXH vào tài khoản chuyên thu của BHXH, số tiền này có thể được chia chi tiết từ đầu tháng thực hiện việc tính lãi đến ngày đơn vị thanh toán.
5.2. Tỷ lệ tính lãi: tỷ lệ này được công bố hàng năm.
5.3. Tổng tiền lãi: là cộng tổng các khoản phải tính lãi tương ứng với cột BHXH, BHYT, BHTN
6. 2% BHXH bắt buộc để lại: là số 2% của riêng tổng quỹ lương BHXH . Để hiểu cụ thể cách tính 2% hàng tháng đơn vị được giữ lại khi có phát sinh chế độ ngắn hạn, mời bạn xem ở bài này TẠI ĐÂY
C. Số tiền đã nộp trong kỳ
D. số phân bổ tiền đóng(trong kỳ) vào quỹ nào được thể hiện ở đây
1. Là số tiền bạn đã chuyển khoản, nộp tiền, UNC vào tài khoản của BHXH của tháng hiện tại .
2. Tiền thu lãi : là số tiền thu khoản lãi đã thu trong tháng này.
Đ. Chuyển kỳ sau:
1. Số lao động: là số người hiện đang đóng BHXH tại đơn vị
2. Phải đóng:
2.1. Thừa:
2.2. Thiếu lãi
dưới cùng C12-ts là:
a, Kết quả đóng BHXH cho ... lao động đến hết ngày tháng năm.
b, Kết quả đóng BHTN cho ... lao động đến hết ngày tháng năm.
c, Kết quả đóng BHTNLĐ BNN cho ... lao động đến hết ngày tháng năm.
d, Số nộp thừa sẽ được tính là số đã nộp cho kỳ sau( tháng liền kề sau).
đ, đề nghị đơn vị kiểm tra lại số liệu trong kỳ nếu không có ý kiến thì coi như số liệu đã chuẩn.
Luật BHXH số 58/2014 có hiệu lực từ 01/01/2016 đã bỏ quy định đơn vị giữ lại 2% quỹ BHXH đồng thời Quyết định 828/QĐ-BHXH thay thế quyết định 488/QĐ-BHXH.
cho em hỏi là số tiền tính lãi tính như thế nào ạ?
Trả lờiXóaBùi Thị Dịu. Số tiền làm căn cứ tính lãi là số tiền chậm nộp hoặc số tiền truy đóng của các tháng phải truy đóng. Trong số tiền này phải chia ra chi tiết các mục như BHXH, BHYT, BHTN mỗi loại có tỷ lệ tính lãi khác nhau. Chi tiết tỷ lệ tính lãi thế nào mời bạn đọc ở ngay trang chủ dưới cùng phía bên phải.
XóaCho em hỏi là đến hết tháng 6 thì cty của em chỉ đóng bảo hiểm cho 2 người, từ ngày 1/7 thì đóng cho 4 người, nhưng trong phần kết luận thì ghi đóng bhxh cho 4 người đến hết 5/2016, sao lại viết thế ạ?
Trả lờiXóahân hân hân. Vậy là doanh nghiệp của bạn mới đóng tiên BHXH, BHYT, BHTN hết tháng 5/2016, doanh nghiệp còn nợ tiền BHXH từ tháng 6/2016 đến nay nên BHXH chỉ ghi nhận đến tháng 5.
XóaHơn 6 năm rồi không có đối chiếu số liệu với bên BHXH và họ cũng không có gửi kế quả đóng theo mẫu C12-TS. Tháng vừa rồi công ty mình nhận thông báo kết quả đóng tháng 12/2016 mới té ngửa ra phần tính lãi của nó. Đéo hiểu nó tính kiểu gì mà số kỳ trước mang sang âm (nộp thừa) nhưng số tiền tính lãi vẫn >0 đến mấy triệu.
Trả lờiXóacho e hỏi là lãi suất đầu tư quỹ BHXH mới nhất hiện nay là bao nhiêu ạ?
Trả lờiXóaLãi suất đầu tư quỹ vẫn 0.5325% bạn nhé.
Xóaad cho em hỏi nữa là số tiền tính lãi (phần 4 - phát sinh trong kỳ) là lấy được dựa trên cơ sở nào ạ?
XóaBạn cho mình hỏi căn cứ vào mục nào để mình tính được khoản bảo hiểm được tính vào chi phí SXKD trong kỳ
Trả lờiXóaTrong vu. Những khoản tình đóng BHXH, BHYT, BHTN được liệt kê trên C12-TS này sẽ là số liệu được tính vào chi phí SXKD trong kỳ đó bạn.
Xóabảo hiểm cho mình hỏi phân biệt giữa số phát sinh trong kỳ và số phải đóng. cảm ơn ạ!
Trả lờiXóaUnknown. Số phát sinh trong kỳ là số tiền phát sinh của tháng hiện tại còn số tiền phải đóng bao gồm cả số nợ cũ, số phạt lãi chậm đóng của các tháng trươc đó nếu có. Cảm ơn bạn đã quan tâm.
XóaCho em hỏi, tại sao khi em tải file thông báo kết quả đóng BHXH về máy lúc mở file ra cứ báo là lỗi không đọc được. Vậy có cách nào để em đọc được file tải về này không ạ.
Trả lờiXóaMong được anh/chị hướng dẫn, em cảm ơn!
Thông báo lỗi như thế nào bạn nhỉ ?
XóaBảo hiểm cho mình hỏi: Mục điều chỉnh phải đóng kỳ trước, 4.1 giảm trong đó năm trước. có nghĩa là gì vậy, con số đó lấy từ đâu
Trả lờiXóaUnknown 14.11. Vì biểu C12 mẫu là biểu của tháng 1 nên số kỳ trước chính là số cuỗi kỳ của năm trước thôi \.
Xóatôi không xem đc c12 làm sao ạ, đăng ký xong ký và gởi xong ,,,rồi bảo là trường đăng nhập này đã có nhưng tôi không nhận được mail để biết mật khẩu và tên đang nhập thì làm sao ạ
Trả lờiXóachị gọi hỏi bộ phận IT của BHXH quản lý
XóaCho em hoi mẩu C12 ghi là thông báo kết quả đóng bhxh , bhyt, bhtn tháng 10 thì là số tiền đóng cho tháng 10 hay đóng bhxh , bhyt, bhtn cho tháng 9 .
Trả lờiXóavì có trường hợp ghi kết quả đơn vị đã đóng bhxh cho lao động đến hết tháng 10
còn trường hợp ghi là kết quả đơn vị đã đóng bhxh cho lao động đến hết tháng 09
e k hiễu chổ phần dưới cùng a, b,c,d,đ.
Unknown 13:38 Số thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 10 kỳ là số tiền phát sinh của tháng hiện tại và số còn thiếu từ các kỳ trước chuyển sang, số phạt lãi chậm đóng của các tháng trươc đó nếu có. Cảm ơn bạn đã quan tâm.
Trả lờiXóa