Không Được Trả Sổ BHXH Dẫn Tới Mất Quyền Lợi BHTN


CTV: Xin chào Luật sư NHG. Tháng 10 vừa qua chúng tôi nhận được một sô câu hỏi của người lao động thắc mắc về việc họ không được trả sổ BHXH kip thời nên dẫn tới việc không đăng ký được BHTN theo đúng quy định và vì thế họ đã không được hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp. Đại biểu là câu hỏi của ông Nguyễn Đức Kiên, thường trú tại quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng. Đề nghị luật sư cho biết người lao động có thể căn cứ vào đâu đề đòi quyền lợi hợp pháp của mình ?.
Luật sư NHG:
Vâng, quả thực việc đơn vị sử dụng lao động chậm trả sổ BHXH để người lao động đi đăng ký BHTN hiện nay đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Người lao động đã mất việc làm lại không được hưởng

BHTN là một tổn thất và là việc khó có thể chấp nhận, hàng tháng đơn vị sử dụng lao động vẫn trừ tỷ lệ phần trăm từ tiền lương của người lao động để đảm bảo khi thất nghiệp họ được hưởng quyền lợi về BHTN, nhưng đến khi thất nghiệp đơn vị sử dụng lao động không trả sổ BHXH cho người lao động theo đúng quy định từ đó dẫn tới việc người lao động gặp khó khăn trong cuộc sồng. Nói về vấn đề này tôi xin khái quát mấy điểm như sau:
Thứ nhất: Trách nhiệm trả Sổ BHXH
Điều 15 Khoản 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định người lao động có quyền nhận sổ bảo hiểm khi không còn làm việc. Điều 18 Khoản 1 Điểm c Luật BHXH 2006 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc.
Bên cạnh đó Điều 136 Khoản 2 Luật BHXH 2006 cũng quy định việc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Luật BHXH là hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục BHXH.
Căn cứ khoản 4, Điều 7 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH quy định các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 14 Luật BHXH như gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bao gồm: 
- Cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm việc đóng, hưởng các chế độ BHXH của người lao động; 
- Không cấp sổ BHXH hoặc không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định.

Theo điều 47 Bộ luật Lao Động 2012: 
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Thứ hai: Quyền khiếu nại của người lao động
Khi quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người lao động bị ảnh hưởng do hành vi của người sử dụng lao động, người lao động có quyền khiếu nại theo quy định của Điều 130 Khoản 1 Luật BHXH 2006:
 “1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định (không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý theo Điều 28 Luật Khiếu nại) mà khiếu nại không được giải quyết, bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Trong trường hợp này, người lao động phải tự trang bị kiến thức pháp luật và trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động cố tình chây ỳ không thực hiện trách nhiệm của mình theo luật định thì họ có thể tiến hành từng bước theo các quy định đã nếu trên để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình.
Ngoài ra, theo Luật công đoàn thì người lao động tại các đơn vị đã thành lập tổ chức công đoàn còn có quyền đề nghị Ban chấp hành Công đoàn cơ sở bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của mình, trong trường hợp BCH công đoàn cơ sở đã có kiến nghị yêu cầu người lãnh đạo đơn vị phải thực hiện trách nhiệm thanh toán tiền hoặc hồ sơ hoặc sổ BHXH... nhưng quá thời hạn quy định trên đây mà lãnh đạo đơn vị vẫn chây ỳ không thực hiện trách nhiệm của mình thì có quyền đề nghị lên BCH công đoàn cấp trên hoặc Liên đoàn lao động huyện, TP để tiến hành thủ tục khởi kiện bằng một vụ án tranh chấp lao động.
CTV: Vậy ông cho biết người lao động có phải chuẩn bị giấy tờ gì khi họ gửi đơn kiện đơn vị sử dụng lao động khi đơn vị làm tổn hại tới quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN... không ạ ?
LSNHG: Quyền lợi của người lao động không chỉ gói gọn trong mỗi việc đăng ký BHTN mà nó còn trải rộng từ quyền lợi về bảo hiểm y tế khi thât nghiệp, quyền được tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị khác, quyền được trả các hồ sơ giấy tờ khác theo quy định của pháp luật. Để chuẩn bị thủ tục khởi kiện thì người lao động phải thu thập được chứng cớ về việc công ty đã trích từ tiền lương, tiền công của họ hàng tháng để đóng BHXH như danh sách tham gia BHXH của công ty hoặc biểu danh sách lao động tham gia BHXH trong đó có tên của họ trước khi chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc trước khi có quyết định thôi việc tối thiểu 06 tháng hoặc các giấy tờ khác có liên quan. Từ đó mới có căn cứ để trình Tòa án khi xét sử.  
CTV: Vâng. Cảm ơn ông về buổi làm việc này.
Facebook Comments
Google Comments
Bảng tin Để có câu trả lời nhanh nhất hãy đăng nhập Fabook trong phần nhận xét dưới bài đăng, hoặc Gmail và vào mục Hỏi đáp hoặc Tab Liên hệ để gửi câu hỏi.Thăm trang web hãy để lại nhận xét ở mỗi bài, like, hoặc chia sẻ để khuyến khích ban quản trị.
HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI   ☎ Telephone:08255055683
Copyright ©2012 - All Rights Reserved by:Hỗ trợ nghiệp vụ BHXH
☒  Gmail: hotronghiepvubhxhh@gmail.com
Đơn vị chủ quản: Hỗ Trợ Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội