Hiện nay đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là người phát triển kinh tế hộ gia đình và lao động tự do, công việc nay đây mai đó không ổn định. Các câu hỏi đặt ra là làm sao để không phải đi lại nhiều lần, mất thời gian và tiền bạc. Theo quy định hiện nay, tham gia BHXH tự nguyện tại nơi thường trú, tạm trú theo Luật hộ tịch - hộ khẩu. Quý vị không nhất thiết phải về địa phương nơi cư trú theo hộ khẩu, quý vị có thể đăng ký đóng BHXH tự nguyện tại nơi quý vị đang tạm trú. Hướng dẫn thì đã có nhiều nhưng trong đó dùng các công thức, các ký hiệu toán học làm rối mắt một số độc giả, hôm nay tôi diễn giải các công thức này thành những lời lẽ dân dã, mộc mạc phù hợp, gần gũi với quý vị hơn. Nào chúng ta bắt đầu:
Để tham gia BHXH tự nguyện; bao gồm 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Mời quý vị thực hiện theo các bước sau:
1/ Đối với người chưa bao giờ có sổ BHXH:
- Bước 1: lập tờ khai đăng ký tham gia BHXH: (Nếu viết bằng tay trên mẫu do BHXH cung cấp, cần lưu ý cố gắng viết đúng ngữ pháp, viết sạch sẽ không tảy xóa, sửa chữa) mẫu TK1-TS hai bản. Điền đầy đủ nội dung theo yêu cầu.
- Dưới đây là mẫu TK1-TS dành cho đối tượng đóng BHXH bắt buộc ( tham khảo)
- Vì đây là mẫu chung ba trong một: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm Y tế tự nguyện và Bảo hiểm xã hội tự nguyện nên tùy từng loại hình tham gia mà điền cho phù hợp .
- Tại mục dành cho BHXH tự nguyện quý vị lựa chọn mức lương làm căn cứ đóng BHXH, mức lương dùng làm căn cứ trích đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn do Chính phủ quy định; (hiện đang là 700.000 đồng), cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay đang là 1.150.000 đ, như vậy mức lương dùng làm căn cứ trích đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng 700,000 đồng, cao nhất bằng 23,000,000 đồng. Mức đóng này càng cao thì khi đủ điều kiện đê nghỉ hưởng chế độ hưu trí lương được hưởng sẽ càng cao.
- Tỷ lệ đóng bằng 22%. Giả sử chúng ta chọn mức lương đóng BHXH là 2.000.000 đồng, số tiền phải đóng hàng tháng: 2,000,000 x 22% = 440.000 đồng phải đóng một tháng.
BHXH tự nguyện không có các mức lương lẻ đến hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị như đối với những người đóng BHXH bắt buộc theo lương, hệ số lương, nó chỉ lẻ đến hàng chục ngàn. Xem bảng ví dụ dưới đây đẻ hiểu chi tiết hơn:
M = 0 tương đương 700,000
M = 1 tương đương 750,000
M = 2 tương đương 800,000
M = 3 tương đương 850,000
... Quý vị được quyền lựa chon mức đóng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Mỗi mức M sẽ hơn kém nhau 50,000 đồng.
Xem mức tiền phải nộp hàng tháng như sau:
.....
M9 = 1.150.000 x 22% = 253.000 đồng/ tháng, = 759.000 đồng/ quý, = 1.518.000 đồng/ 6 tháng
M10 = 1.200.000 x 22% = 264.000 đồng/ tháng, = 792.000 đồng/ quý, = 1.584.000 đồng/ 6 tháng
M11 = 1.250.000 X 22% = 275.000 đồng/ tháng, = 825.000 đồng/ quý, = 1.650.000 đồng/ 6 tháng.
M tối đa = 23.000.000 x 22% = 5.060.000 đồng/ tháng, = 15.180.000 đồng/ quý, = 30.360.000 đồng/ 6 tháng.
Đến đây chắc hẳn quý vị đã nắm rõ rồi chứ !
Mức tiền lương lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện có thể tăng thêm khi Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn, tuy nhiên người quyết định mức M cao hay thấp phụ thuộc hoàn toàn vào quý vị. có thể tăng mức lương lựa chọn đóng BHXH lên hoặc giảm mức đóng BHXH xuống nhưng mỗi lần tăng hay giảm phải tương ứng với phương thức đã lựa chọn. Quý vị cần căn cứ vào mức thu nhập của mình để lựa chọn mức đóng phù hợp nhất.
Quý vị được lựa chọn phương thức đóng hàng tháng, hàng quý, hàng 6 tháng hoặc 1 năm một lần, khi đã lựa chọn phương thức đóng thì chúng ta phải tuân thủ đúng cam kết.
- Bước 2/ lập hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện gồm: tờ khai đăng ký tham gia TK1-TS; hai bản, giấy chứng minh thư photo bản sao; hai bản, túi hồ sơ . Trong trường hợp CMTND của quý vị không thể hiện đầy đủ nội dung nhân thân thì kèm thêm hai tờ giấy khai sinh bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản gốc để BHXH đối chiếu. Nộp hồ sơ tham gia tại đại lý BHXH tại Bưu điện hoặc tại UBND xã phường, thị trấn
- Bước 3/ Nộp tiền.( nộp vào tài khoản của BHXH tại kho bạc, ngân hàng)
Nộp hồ sơ và đóng tiền lần đầu phải do đích danh người tham gia BHXH thực hiện để bản thân họ hiểu đầy đủ, chi tiết về quyền và phương thức đóng, số tiền phải đóng hàng tháng. Từ lần nộp tiền tiếp theo quý vị có thể lựa chon phương án nộp tiền vào tài khoản của Bảo hiểm Xã hội tại ngân hàng hoặc kho bạc theo một trong số các phương thức như chuyển tiền, chuyển khoản, chuyển qua internet Banking, qua ví điện tử, qua chuyển tiền thông thường, qua ủy nhiệm chi và còn có thể gửi người thân, bạn bè nộp hộ.
2/ Đối với người đã có sổ BHXH hoặc người tạm dừng đóng nay đóng BHXH tiếp:
Ngoài tờ khai đăng ký tham gia BHXH mẫu TK1-TS, CMTND, giấy khai sinh như đã nêu tại mục 1 ra quý vị còn cần lập thêm mẫu TK2-TS để điều chỉnh một số nội dung đã ghi trong sổ BHXH trước đây, mục đích là để sát hơn với thực tế của quý vị. Ví dụ: tại sổ BHXH trước đây khi thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ở công ty thuộc quận nhất thành phố Hồ Chí Minh, nay không còn làm ở công ty nữa mà hiện đang cư trú ở quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội.
* Một số độc giả băn khoan, công việc của người tự tạo công ăn việc làm nay đây, mai đó thì cứ mỗi lần thay đổi nơi đến làm việc thì lại một lần phải chuyển nơi đóng BHXH sao ?
Không phải ! quý vị không cần phải chuyển nơi đóng BHXH theo nơi mình làm việc hoặc nếu muốn chuyển đi cũng không ảnh hưởng gì đến quá trình đã tham gia BHXH của quý vị. Thời gian đóng BHXH bắt buộc đã được xác nhận trong sổ BHXH và thời gian đóng BHXH tự nguyện sẽ được cộng lại với nhau để tính chế độ hưu trí khi quý vị đủ điều kiện hưởng lương hưu.
* Một quy định cần phải nhớ: BHXH tự nguyện cho bạn được lựa chọn phương thức đóng tiền hàng tháng hoặc hàng quý hoặc sáu tháng một lần hoặc một năm một lần( từ năm 2016)... khi đã đăng ký phương thức đóng nào, bạn phải tuân thủ đúng ngày đóng tiền tương ứng với phương thức đóng BHXH đã đăng ký . Nếu đóng tiền chậm coi như tạm dừng đóng và bạn phải làm hồ sơ đăng ký lại từ đầu. Số tiền đóng chậm sẽ không được ghi nhận cho kỳ đóng BHXH đó, chuyển số tiền đóng chậm cho lần tiếp theo.
BHXH tự nguyện không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - BNN, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Từ ngày 01/01/2018 người tham gia BHXH tự nguyện được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng./.
* Một quy định cần phải nhớ: BHXH tự nguyện cho bạn được lựa chọn phương thức đóng tiền hàng tháng hoặc hàng quý hoặc sáu tháng một lần hoặc một năm một lần( từ năm 2016)... khi đã đăng ký phương thức đóng nào, bạn phải tuân thủ đúng ngày đóng tiền tương ứng với phương thức đóng BHXH đã đăng ký . Nếu đóng tiền chậm coi như tạm dừng đóng và bạn phải làm hồ sơ đăng ký lại từ đầu. Số tiền đóng chậm sẽ không được ghi nhận cho kỳ đóng BHXH đó, chuyển số tiền đóng chậm cho lần tiếp theo.
BHXH tự nguyện không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - BNN, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Từ ngày 01/01/2018 người tham gia BHXH tự nguyện được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng./.
CTV Ngọc huyền HBTV
Xem thêm TẠI ĐÂY