
BH: Thưa luật sư Nguyễn Hoàng Giang, tháng 7 là tháng các tổ chức, cá nhân hăng say làm việc, chúng tôi thường gọi là tăng tốc góp phần hoàn thành kế hoạch, dự định trong một năm. Các đơn vị tuyển thêm người để bù đắp vào các vị trí khuyết thiếu, người lao động ký thêm hợp đồng với các công ty khác nhau nhằm kiếm thêm thu nhập.
Vấn đề ký kết hợp đồng lao động giữa đơn vị, tổ chức với người đang làm việc cho đơn vị khác, hiện nay pháp luật quy định quyền lợi của các đối tượng này được quy định, giải quyết như thế nào, thưa ông ?
LSNHG: Pháp luật Việt Nam quy định người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết. Nói về quyền lợi bao gồm quyền về được tham gia BHXH, quyền
về được tham gia về BHYT vv..Cụ thể như sau:
- Trước đây theo qui định tại khoản 2, điều 5 nghị định số
44/2003/NĐ - CP ngày 9-5-2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động), quy định rõ: người lao động có thể
giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nếu có khả
năng thực hiện nhiều hợp đồng và phải bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi theo qui định của pháp luật.
- Hiện nay, tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Người
lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động,
nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết. Trong trường hợp
giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của
Chính phủ”.
Theo điểm 1.2 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH: “Người
lao động đồng thời có từ 2 HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trở lên với nhiều đơn vị
khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc ký kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có mức tiền
lương, tiền công cao nhất”.
- Theo quy định tại Nghị định 44/2013/NĐ-CP về hướng dẫn Hợp đồng
lao động theo Bộ Luật lao động năm 2012 và điều 43 Luật việc làm sổ 38/2013/QH13, thì các quyền lợi của người lao động
trong trường hợp này được giải quyết như sau:
Về bảo hiểm xã hội, người lao động giao kết hợp đồng lao động
với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người
lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có
trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có
trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền
tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc
trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao
động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc
thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người
sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Về bảo hiểm y tế, người lao động giao kết hợp đồng lao động
với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử
dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm
tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có
trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền
tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao
động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Việc thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định tại Điểm b Khoản 1,
Điểm b Khoản 2 Điều này được quy định như sau: Người lao động và người sử dụng
lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định
của pháp luật; Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi sổ Bảo hiểm xã hội,
thẻ Bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác cho người sử dụng lao động của
hợp đồng lao động kế tiếp để thực hiện.
Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi kèm các bản
sao hợp đồng lao động đã giao kết hoặc đã sửa đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt cho
người sử dụng lao động còn lại biết.
- Về giải quyết quyền lợi khi người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong
quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với
người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng
lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho
người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể
từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp,
người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ
của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động
còn lại biết.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong
quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người
sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc
cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm thanh toán chi phí
từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy
định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động; trả đủ tiền lương theo hợp đồng
lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ
việc trong thời gian điều trị; bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo
quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động; thông báo bằng
văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết
về tình trạng sức khoẻ của người lao động.
LSNHG: vâng. Chi tiết như sau:
chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu,
cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
Điều 145 quy định như thế này: Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu
bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
- Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.
+ Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa là khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng
lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc
sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã
giao kết theo quy định của pháp luật.- Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu,
cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
Điều 145 quy định như thế này: Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu
bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
- Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.
- Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động quy đinh như sau:
+ Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Các hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự thông báo và các vấn
đề liên quan trong trường hợp trên được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư
30/2013/TT-BLĐTBXH. Mời quý vị tải về TẠI ĐÂY
BH: xin cảm ơn luật sư.
BH: xin cảm ơn luật sư.