Trợ Cấp Vùng ĐBKK - TC Khác Trong Khi Hưởng Chế Độ Thai Sản

A. Ủy quyền nhận trợ cấp: Hỏi: Chị gái tôi hiện nay đang đi làm ăn ở Sài Gòn, chị ấy nhờ tôi đại diện làm thủ tục và lĩnh tiền trợ cấp BHXH. Trường hợp ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH thực hiện như thế nào?
Trả lời: Bà yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức BHXH cung cấp thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều 18 và khoản 11 Điều 20 của Luật BHXH; Khiếu nại, tố cáo về BHXH; Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Còn tại Điều 581 Bộ luật Dân sự quy định, Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Căn cứ các quy định nói trên, chị gái của bạn hoàn toàn có quyền lập
Giấy uỷ quyền hoặc Hợp đồng uỷ quyền cho bạn để nhận số tiền chế độ mà BHXH chi trả. Bạn có thể gặp và đối thoại trực tiếp với người thụ lý, giải quyết hồ sơ bên cơ quan BHXH để được hướng dẫn các thủ tục cần thiết.
 B. Giáo viên vùng ĐBKK nghỉ thai sản có được hưởng chế độ trợ cấp vùng khó khăn?
 Hỏi: Tôi là giáo viên mầm non thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Hiện tôi đang nghỉ chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước. Xin được hỏi : Thời gian nghỉ thai sản của tôi có được hưởng các chế độ đối với giáo viên công tác tại vùng khó theo Nghị định số: 116/2010/NĐ-CP hay không? – Nguyễn Phương Hoa
* Trả lời: Ngày 31/8/2011, liên bộ: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số: 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lực vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó, tại Điều 8 Thông tư này hướng dẫn về thời gian không tính hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số: 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ như sau: Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trong các khoảng thời gian như sau: Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 1 tháng trở lên; Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên; Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về BHXH; Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam. Trường hợp nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thôi hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP kể từ ngày nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết, trường hợp của bạn sẽ không được hưởng các chế độ đối với giáo viên công tác tại vùng khó theo Nghị định số: 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ khi đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
Theo: giaoducthoidai.vn
Facebook Comments
Google Comments
Bảng tin Để có câu trả lời nhanh nhất hãy đăng nhập Fabook trong phần nhận xét dưới bài đăng, hoặc Gmail và vào mục Hỏi đáp hoặc Tab Liên hệ để gửi câu hỏi.Thăm trang web hãy để lại nhận xét ở mỗi bài, like, hoặc chia sẻ để khuyến khích ban quản trị.
HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI   ☎ Telephone:08255055683
Copyright ©2012 - All Rights Reserved by:Hỗ trợ nghiệp vụ BHXH
☒  Gmail: hotronghiepvubhxhh@gmail.com
Đơn vị chủ quản: Hỗ Trợ Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội