![]() |
minh họa |
những người lao động bị tai nạn lao động trong quá trình đang làm việc? Người lao động bị tai nạn lao động có thể được hưởng những quyền lợi gì? (Nguyễn Văn Quý, Từ Liêm - Hà Nội).
Trả lời: Theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Lao động 2012 thì: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.
Khi người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định. (Điều 144 Bộ luật Lao động 2012) Căn cứ Điều 145 Bộ luật Lao động 2012, khi bị tai nạn lao động, người lao động có các quyền sau:
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau: a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này. Căn cứ Điều 42, Điều 43, Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2006, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được quy định cụ thể tại các điều luật trên. Đối với người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì theo quy định tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2006, thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 42, 43 và 46 của luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2006
Theo công an online
Cho em hỏi, trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, theo điều 144 Luật lao động thì trách nhiệm của NSDLĐ là "1.Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế".
Trả lờiXóaEm chưa hiểu lắm ở ý công ty có trách nhiệm trả phần đồng chi trả. Ví dụ, người bị TNLĐ đi khám và chữa trị có sử dung thẻ BHYT, khi thanh toán thì toàn bộ chi phí là 1.000.000, bệnh viện yêu cầu người bệnh thanh toán 200.000, còn 800.000 được hưởng chế độ BHYT. Vậy công ty phải có trách nhiệm trả lại cho người lao động 200.000đ hay công ty phải có trách nhiệm trả 800.000 cho cơ quan nhà nước về BHYT?
Bạn nặc danh 17:31: Trong câu hỏi trên của bạn có 2 ý cần trả lời:
Xóa- Số 200. 000 đồng kia gọi là chi phí đồng chi trả, 800.000 còn lại sẽ do quỹ BHYT chịu, số tiền 200.000 này đơn vị sử dụng lao động có người bị tai nạn lao động phải có trách nhiệm thanh toán.
- Giả sử thứ thuốc đặc trị hoặc thuốc nhập khẩu chưa có trong danh mục thuốc BHYT hoặc các dịch vụ kỹ thuật hiện đại người đó đã sử dụng MÀ quỹ BHYT chưa thể gánh vác được thì đơn vị sử dụng lao động phải thanh toán.
Cho em hỏi, trong thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ con chết sau sinh, người lao động và công ty có phải đóng 4.5% BHYT/tháng cho cơ quan BHXH không?
Trả lờiXóaEm cảm ơn
Trả lời flower. Con chết sau sinh thuộc chế độ thai sản, Người đang hưởng chế độ thai sản phải đóng 4,5% BHYT nhưng do tổ chức BHXH đóng cho. Đơn vị và người lao động không phải đóng. Cảm ơn bạn đã quan tâm.
XóaLiệu có tình trạng ở BHXH Đà Bắc thì tiền BHYT 4.5% cho người lao động có con chết sau sinh là do BHXH đóng, nhưng ở địa phương khác thì khác không? Vì người bạn tôi làm ở phía nam thì bị yêu cầu truy đóng BHYT đối với thời gian này.
Trả lờiXóaĐiều 13 Luật BHYT đã nếu rõ: Người đang hưởng chế độ trợ cấp thai sản thì phải đóng BHXH tối đa 6% nhưng do tổ chức BHXH đóng nên không thể có chuyện mỗi nơi thực hiện luật một khác. Trong trường hợp có sự thực hiện sai lệch, bạn đề nghị BHXH tính lại theo đúng quy định.
Xóacông ty MTV chuẩn bị làm thủ tục giải thể, về BHXH đối với NLĐ thì chỉ còn thủ tục chốt sổ BHXH cho 2 NLD. Vậy có cách nào để lập hồ sơ báo chốt sổ mà không phải mua chữ ký số của TS24 một năm để khai trên iBHXH không? HIện tại công ty đang sử dung chữ ký số của VinaCA smartsign. Xin cảm ơn.
Trả lờiXóaflower: Có 2 phương án bạn có thể lựa chọn. Một là tải phần mềm bản dùng thử của các nhà cung cấp chữ ký số như BKAV, eFly, TS24, ... về mà dùng. Kê khai xong thì in hồ sở giấy ra đem nộp cho BHXH. Hai là: bạn làm công văn trình bày thực trạng của đơn vị( đang trong thời gian chốt sổ để giải thể nên không thể mua phần mềm) gửi kèm theo hồ sơ qua dịch vụ bưu điện.
XóaCho e hỏi thai bệnh lý thì được nghỉ hưởng chế độ khám thai tối đa 2 ngày/lần khám, và qui định về số lần khám thai tối đa trong 1 thai kỳ là 5 lần, vậy có phải đối với thai bệnh lý thì được hưởng chế độ tối đa 10 ngày/5 lần/ 1 thai kỳ không? Em cảm ơn.
Trả lờiXóaFlower! Hoặc Thai có bệnh lý hoặc bà mẹ đang mang thai có bệnh lý, hoặc xa cơ sở y tế thì một chu kỳ mang thai sẽ được hưởng 5 lần khám thai. Mỗi lần khám thai được nghỉ 02 ngày, như vậy tổng số là 10 ngày. Bạn đã hiểu đúng vấn đề.
XóaCho em hỏi, người lao động nghỉ do chăm sóc con ốm dưới 7 tuổi tong cộng 14 ngày trong 1 tháng, vậy người đó vẫn được hưởng tiền chế độ 14 ngày đó và người đó và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng đó phải không ạ? Em cám ơn.
Trả lờiXóaFlower*Lưu ý: Nếu sau khi trừ chủ nhật, ngày lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần mà trong tháng có từ đủ 14 ngày nghỉ thì không phải đóng BHXh tháng đó.
Xóa- Con dưới 3 tuổi: tối đa 20 ngày/năm.
- Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi : tối đa 15 ngày/năm.
*Lưu ý: Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH: Nếu một người đã nghỉ hết thời hạn quy định mà con vẫn ốm đau thì người kia được nghỉ tiếp theo quy định trên.
Cho em hỏi, trên HĐLĐ, các khoản phụ cấp được ghi là "theo thỏa ước lao động tập thể" chứ không ghi rõ số tiền (ví dụ như tiền chuyên cần, thâm niên, thưởng năng suất, hoa hồng,...vì mỗi loại đều có điều kiện áp dung phức tạp và số tiền hưởng mỗi tháng có thể khác nhau). Vậy đến 1/1/2016, các khoản phụ cấp này có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN không? Em cảm ơn.
Trả lờiXóaflower. Đơn vị Bạn phải nghiên cứu Điều 3 ở Thông tư số: 23/2015/TT-BLĐTBXH để xây dựng phụ cấp lương cho phù hợp với điều kiện thực tế ở đơn vị đồng thời phù hợp với Thỏa ước lao động tập thể. Sau khi xây dựng được phụ cấp lương theo hướng dẫn tại thông tư này thì phụ cấp lương đó phải được thể hiện trên hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm... của người lao động.
XóaCho em hỏi, để được hưởng chế độ vợ sinh con từ 1/1/2016, người chồng phải nộp giấy tờ gì để được nghỉ hưởng chế độ? Và nghỉ 5 ngày để chăm sóc vợ là 5 ngày lien tục, hay là 5 ngày rời rạc đều được? Em xin cảm ơn.
Trả lờiXóaFlower: vấn đề bạn hỏi hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, bạn hãy đợi.
XóaQuyết định 959 có hiệu lực 1/12/2015 có đoạn "Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT". Cho em hỏi, quyền lợi BHYT ở đây là quyền lợi gì? Có phải là công ty và người lao động không phải đóng 4.5% tháng đó, nhưng vẫn đi khám bệnh và hưởng chế độ BHYT đồng chi trả? Em cám ơn
Trả lờiXóaNặc danh, Đúng vậy bạn à!
XóaCho em hỏi,
Trả lờiXóa1. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp có giấy nghỉ hưởng BHXH thì có được hưởng chế độ ốm đau cho ngày nghỉ bệnh không?
2. Người lao động bị Tai nạn lao động công ty khác, sau đó vào công ty em làm, và nộp giấy nghỉ hưởng BHXH tái khám tai nạn lao động trước đó. Vậy công ty em có thanh được chế độ ốm đau cho ngày nghỉ tái khám TNLĐ này được không?
Em cám ơn.
flower:1/ Nếu giấy nghỉ hưởng BHXH C65-HD hoặc giấy ra viện đó không phải là căn cứ để xác định tính chế độ bệnh nghề nghiệp thì được hưởng chế độ ốm đau thông thường.2/ Giấy nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện cho nghỉ việc để đi tái khám tai nạn lao động ở khoảng thời gian người lao động vẫn thuộc công ty trước quản lý thì công ty trước phải có trách nhiệm thanh toán chế độ ốm đau cho người lao động.Công ty bạn vào thời điểm đó chưa trả lương cho người lao động nên không thuộc thẩm quyền đề nghị. Trân trọng!
XóaCho em hỏi về chế độ dưỡng sức sau ốm đau:
Trả lờiXóaTheo luật BHXH thì sau khi nghỉ hết chế độ ốm đau, trong vòng 30 ngày sau nếu sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức. VD như người làm công việc nặng nhọc, phải nghỉ ốm đủ 40 ngày mới được nghỉ dưỡng sức.
Còn theo thong tư 59 thì chỉ cần nghỉ chế độ ốm đau 30 ngày trở lên, và trong vòng 30 ngày sau nếu sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức.
Vậy đối với chế độ dưỡng sức của người làm công việc nặng nhọc, em phải áp dung theo luật hay theo thong tư 59?
VÀ cho em hỏi nếu nghỉ hết chế độ ốm đau vào ngày 30/5/2016,người lao động đi làm từ ngày 1/6 đến 28/6, rồi thấy sức khỏa yếu nên được duyệt cho nghỉ dưỡng sức 5 ngày từ 29/6 đến 3/7, vay người này có được tiền hưởng dưỡng sức đủ 5 ngày này không hay chỉ được hưởng từ ngày 29/6 đến 30/6 (theo qui định được nghỉ trong vòng 30 ngày đầu...).
Em cảm ơn
Flower. Thực hiện chế độ DSPHSK sau ốm đau theo Thông tư 59/2015, xác định số ngày được hưởng chế độ ốm đau đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại theo Luật. Tính hưởng chế độ DSPHSK đối với trường hợp bạn nêu được hưởng đủ 5 ngày tính từ ngày BCHCĐ và đơn vị chấp nhận cho lao động nghỉ việc hưởng chế độ DS. Thời gian để BCHCĐ và đơn vị phối hợp xem xét phải trong khoảng thời gian đươc xác định là 30 ngày.
XóaEm tìm hiểu thì thấy Luật có qui định chi tiết về việc truy tang lùi (vd như báo cáo tháng 3/2016 đề nghị tang mới lùi cho người lao động từ tháng 1/2016). Tuy nhiên, em vẫn chưa tìm thấy qui định về việc giảm lùi (ví dụ như đợt báo cáo tháng 3/2016, công ty đề nghị giảm lùi cho người lao động nghỉ việc từ 1/2/2016). Vậy cho em hỏi có được phép giảm lùi không, vì thực tế có khi cũng có sơ xuất trong việc quản lý nhân sự đối với các công ty sản xuất có hang ngàn người lao động? Việc giảm lùi có qui định ở đâu không, hay là tùy cơ quan, tùy trường hợp mà giải quyết?
Trả lờiXóaXin cảm ơn.
Flower. Quyêt định 959/QĐ-BHXH có hướng dẫn về việc truy thu, truy nộp, điều chỉnh... Trong điều chỉnh thì có điều chỉnh tăng và điều chỉnh giảm. Đây là các thao tác nghiệp vụ thông thường .
XóaXin giúp em hiểu tình huống này với. Do sơ sót, nên tháng 3/2016 phải mua lùi BHXH, BHYT cho 1 người từ tháng 11/1999 đến 05/2003 như sau:
Trả lờiXóatừ 11/1999 đến 04/2003: mức lương 500.000đ
và cho 05/2003 : Mức lương 626.000đ
Tiền BHXH, BHYT phải đóng them là 4.403.980đ, số tiền này em tính được và chuyên quản BHXH cũng xác nhận đúng. Tuy nhiên công ty phải đóng them tiền lãi 23.839.122, riêng số tiền lãi này thì chuyên quản nói là phần mềm xuất ra như thế nào thì doanh nghiệp phải đóng như vậy, và cũng không biết cách tính như thế nào để hướng dẫn em đê em trình bày lại cho cấp trên. Xin vui long hướng dẫn dùm em cách tính hoặc xem dùm em tiền lãi như vậy có đúng không, vì nó nhiều quá. Em cảm ơn rất nhiều.
Flower. Để có đủ căn cứ trả lời câu hỏi trên bạn phải nêu cụ thể với trường hợp truy thu này doanh nghiệp bạn bị các cơ quan chức năng thanh, kiểm tra và buộc truy thu, có biên bản sử phạt hay doanh nghiệp đề nghị được truy thu...Mỗi phương án có cách tính khác nhau.
XóaDa, truong hop truy thu nay la do không phải bị cơ quan chức năng điều tra, mà là tự rà soát lại, thấy vào tư 1999, mà toi 2003 moi thay co qua trinh tham gia BHXH theo du lieu nguoi cũ đê lại.nên đề nghị mua lùi.
XóaTừ trước em có đọc trên mạng từ 1/5/2016, lương cơ sở sẽ là 1,210,000đ/tháng. Mức này có thực sự được áp dung chưa, vì em không thấy công ty thong báo, vì có ảnh hưởng đên lương thai sản do BXHX chi trả. Em cảm ơn.
Trả lờiXóaflower. Vào thời điểm đầu tháng 5 BHXH vẫn tính toán các chế độ trên mức lương cơ sở 1,150,000, vừa qua CP ban hành Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng/tháng từ ngày 1/5. Mọi chế độ đã được BHXH chi trả được tính toán dựa trên mức lương cơ sở cũ sẽ được BHXH cho tính truy thu lại.
XóaCho em hỏi, theo em được biết người lao động vẫn được hưởng BHYT trong thời gian chờ cấp thẻ trong trường hợp gia hạn thẻ quý, thai sản tang lại, hoặc thẻ bị hư hỏng. Nhưng trên thực tế, người lao động không được đãi ngộ như vậy vì không có cách nào chứng minh là thẻ đang trong giai đoạn chờ cấp như vậy. Công ty thì cũng không biết bệnh viện cần loại giấy tờ gì để người lao động được khám chữa bệnh theo chế độ BHYT, mà giấy tờ công ty có trong tay chỉ là phiếu hẹn (nếu có) trong tay với số lượng cả chục thẻ trở lên, không có tên người cụ thể. Vậy vui long hướng dẫn dùm em có cách nào để giải quyết cho người lao động có thể hưởng BHYT trực tiếp trong bệnh viện khi gặp trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của NLĐ theo luật định. Em chân thành cảm ơn.
Trả lờiXóaflower. Tại TPHCM: Căn cứ Công văn 2049/BHXH-NVGĐ1 hướng dẫn về việc chậm cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau:”Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT, đề nghị các đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục gia hạn thẻ chậm nhất 10 ngày trước khi thẻ BHYT hết hạn sử dụng; hoặc thủ tục cấp mới chậm nhất 10 ngày trước khi hợp đồng lao động có hiệu lực. Trong khi chờ cấp thẻ, nếu người lao động có nhu cầu khám chữa bệnh, cơ quan BHXH sẽ cấp giấy xác nhận để sử dụng tạm thời. Việc theo giõi sao cho khoa học nhất, đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại công ty là việc của đơn vị sử dụng lao động, bạn cần download công văn trên về để biết rõ hơn.
Trả lờiXóaThai sản đi làm sớm một tháng phải đóng BHXH, BHYT, BHTN hay chỉ đóng BHYT và BHXH thôi?
Trả lờiXóaflower. Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 về mức hưởng chế độ thai sản:
Xóa“c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế“.
Em gặp 1 trường hợp nộp giấy nghỉ hưởng BHXH mẫu C65 và giấy ra viện như sau:
Trả lờiXóa1. Trên giấy C65 thì ghi: "Sanh thường" cho nghỉ theo chế độ.
2. Trên giấy ra viện ghị: "Gấp thai 16 tuần, Bé chưa rõ giới tính, cân nặng 200gr, lúc 4:30 ngày 4/7/2016, chết non tháng"
Người lao động này có nói là cô ấy sinh ra rồi con mất, không phải mất trong bụng.
Tuy nhiên, giấy tờ ghi thai có 16 tuần à nên cô này có được giải quyết chế độ con chết sau sinh không? Hay giải quyết chế độ sẩy thai.
Flower. Trường hợp này tuổi thai chưa đủ để hưởng chế độ con chết.
XóaCho em hỏi các chứng từ gốc để đi thanh chế độ (như giấy C65, giấy khai sinh, sổ khám thai,...) phải lưu trong vòng bao nhiêu năm? Có qui định ở đâu không ạ? vì giấy tờ nhiều quá mấy chục thùng, mà em phải kiếm chỗ để lưu cái mới nữa ạ. xin cảm ơn.
Trả lờiXóaFlower. Vấn đề thời gian lưu trữ hồ sơ tại đơn vị sử dụng lao động không thuộc thẩm quyền của BHXH, bạn nên có văn bản hỏi cụ thể BHXH tỉnh, thành phố nơi bạn đóng BHXH.
XóaEm chuyển vào BD, làm BHXH ở đó, nhưng ở đó lại có công văn không cho công ty thực hiện báo cáo tang lùi hay giảm lùi (dù tang giảm lùi 1 tháng cũng không được), qui định ở BD có thể khác ở Đà Bắc mình hả Ad? Giờ em bị vài người chưa báo tang kịp, giờ em làm sao, Ad hướng dẫn dùm em với, mặc dù em ở BD. Cám ơn Ad nhiều
Trả lờiXóaFlower. Luật BHXH, BHYT, BHTN nói chung và các văn bản hướng dẫn liên quan được áp dụng trên toàn quốc là như nhau. Nếu các lao động ở công ty bạn thực tế đã HĐLĐ và hưởng lương từ các tháng trước nhưng công ty bạn đã báo tăng lao động chậm thì bạn và công ty phải có trách nhiệm truy đóng theo hợp đồng cho lao động. Việc truy đóng hoặc truy giảm là căn cứ vào thực tế diễn ra. Bạn nghiên cứu điều 23 QĐ 959/QĐ-BHXH để thực hiện nhé.
XóaEm đọc khoản 1 điều 3 nghị định 44/2017/NĐ-CP có ghi là tỉ lệ đóng vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 0.5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH từ 1/6/2017; trong khi tại khoản 1b điều 86 Luật BHXH hiện hành là đóng 1% vào quỹ bảo hiểm TNLD, bệnh nghề nghiệp. Vậy cho em hỏi, có phải từ 1/6/2017, tỉ lệ đóng Bảo hiểm bắt buộc được giảm 0.5% không? (là cả người lao động và công ty chỉ đóng 32%)? em cám ơn.
Trả lờiXóaFlower. Hàng tháng người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng vào quỹ tai nạn lao động, Nghị định 44/2017 giảm mức đóng cho NGƯỜI SỬ dụng lao động, về phía NGƯỜI LAO ĐỘNG vẫn trích đóng như cũ. Chi tiết đang đợi Bộ LĐTBXH hướng dẫn bạn nhé.
Xóa