Cách Ghi Biểu D02-TS, D01B-TS,TK1-TS


Thực hiện: Đăng ký tham gia BHXH, BHYT bắt buộc cho người lao động đối với đơn vị sử dụng lao động đã tham gia BHXH, BHYT. Người lao động đăng ký tham gia BHXH khi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên, điều động chuyển công tác đến (tăng lao động đã được cấp sổ BHXH).



+ Hồ sơ gồm:
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS) : 01 bản ;
- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) : 02 bản;

- Giấy xác nhận thời gian tham gia BHTN chưa hưởng BHTN. (trong trường hợp đã hưởng chế độ BHXH 01 lần nhưng chưa hưởng BHTN);
- Văn bản đề nghị truy thu của đơn vị (mẫu D01b-TS) (nếu có truy thu);
- Bảng thanh toán tiền lương, tiền công của đơn vị tương ứng thời gian truy thu (đối với trường hợp truy thu);
- Bản sao giấy tờ liên quan đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (nếu có).
+ Thời gian:
- Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc trả thẻ BHYT.
- Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc trả sổ BHXH.
+ Lưu ý:
- Trường hợp người lao động đã có sổ BHXH thì nộp sổ, không phải lập tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) ; người lao động đã có sổ BHXH nhưng chưa chuyển được sổ BHXH thì ghi số sổ vào cột 3 của Mẫu D02-TS;
- Văn bản đề nghị truy đóng của đơn vị nêu rõ lý do nộp chậm trễ hồ sơ.

PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ SỬ DỤNG BIỂU MẪU THU BHXH, BHYT
1. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
a. Mục đích: để kê khai các thông tin liên quan đến nhân thân, tiền lương, tiền công... khi đăng ký tham gia BHXH, BHYT và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
b. Trách nhiệm lập: người lao động (bao gồm cả người lao động trong lực lượng vũ trang).
c. Thời gian lập: khi đăng ký tham gia BHXH, BHYT lần đầu và khi đã có sổ BHXH nhưng đăng ký tại đơn vị mới.
d. Căn cứ lập:
- Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy khai sinh, hộ chiếu.
- Hồ sơ gốc: lý lịch, Hợp đồng lao động (HĐLĐ), Hợp đồng làm việc (HĐLV) các Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận và các giấy tờ chứng minh quyền lợi hưởng BHYT...
e. Phương pháp lập:

A. THÔNG TIN CỦA NGƯỜI THAM GIA( THÔNG TIN CHUNG)

Muốn xem một biểu TK1-TS, để cấp sổ BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc đã hoàn chỉnh bạn có thể NHẤP VÀO ĐÂY để xem


- Số định danh: nếu đã được cấp sổ BHXH thì ghi số sổ BHXH, nếu chưa được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH thì để trống để cơ quan BHXH ghi khi cấp mã.
[01]. Họ và tên: ghi bằng chữ in hoa có dấu.
[02].Ngày, tháng, năm sinh: ghi như trong giấy khai sinh hoặc hộ chiếu. Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh thì ghi ngày 01 tháng 01 (quy định tại Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch).
[03]. Giới tính: là nam hay nữ thì đánh dấu (x) vào ô trống tương ứng.
[04]. Dân tộc: ghi như trong giấy khai sinh hoặc hộ chiếu.
[05]. Quốc tịch: ghi như trong giấy khai sinh hoặc hộ chiếu.
[06].Nơi cấp giấy khai sinh( quê quán)
[06.1]. Xa, phường: ghi theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú
[06.2].Quân, huyện: ghi theo nơi thường trú hoặc tạm trú
[06.3]. Tỉnh, thành phố: ghi theo thực tế
[07]. Thân nhân: ghi tên thân nhân trực tiếp
[07.1].Cha mẹ hoặc người giám hộ( trong trường hợp chưa đủ tuổi cấp CMT)
[07.2].Thân nhân khác: ( trong trường hợp chưa đủ tuổi cấp CMT và không có cha, mẹ và người giá hộ ghi thân nhân sau thân nhân trực tiếp)
[08]. Số chứng minh thư(hộ chiếu): ghi số chứng minh thư.( Hoặc số hộ chiếu)
[08.1]. Ngày cấp: ghi ngày cấp CMT(mỗi ô một số)
[08.2]. Nơi cấp: ghi theo CMTND, Hộ chiếu
[09].Địa chỉ đăng ký hộ khẩu: ghi theo thực tế
[09.1]. Số nhà, đường phố, thôn xóm: ghi theo nơi thường trú hoặc tạm trú
[09.2]. Xã, phường: ghi theo nơi thường trú hoặc tạm trú
[09.3].Quận huyện: ghi theo nơi thường trú hoặc tạm trú
[09.4]. Tỉnh, thành phố:ghi theo nơi thường trú hoặc tạm trú
[10].  Địa chỉ liên hệ: Ghi đầy đủ địa chỉ liên hệ để cơ quan BHXH gửi thông báo kết quả đóng
[10.1]. Số nhà đường phố,thôn xóm: nơi sinh sống ghi đầy đủ các mục số nhà, đường phố, thôn xóm
[10.2]. Xã, Phường: ghi theo nơi thường trú hoặc tạm trú vào thời điểm cấp sổ hoặc thẻ
[10.3].Quận, huyện:ghi theo nơi thường trú hoặc tạm trú vào thời điểm cấp sổ hoặc thẻ
[10.4]. Tỉnh, thành phố: ghi theo nơi thường trú hoặc tạm trú vào thời điểm đề nghị cấp sổ hoặc thẻ
[11]. Số điện thoại: Cố định hoặc cầm tay
[12]. Email : nếu có ( khuyến khích lập để tiện trao đổi)
[13]. Nơi đăng ký KCB ban đầu: theo quy định do BHXH hướng dẫn

* B. THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, HIỂM Y TẾ
I. CÙNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC, BẢO HIỂM Y TẾ
[14]. Quyết định tuyển dụng, HĐLĐ hoặc HĐLV: ghi số, ngày tháng năm của quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV; ngày có hiệu lực của quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV và ghi loại hợp đồng (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 36 tháng hay không xác định thời hạn).
[15]. Tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ: ghi tên cơ quan, đơn vị nơi làm việc, địa chỉ nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở tại thời điểm đăng ký (ghi rõ xã, huyện, tỉnh).
[16]. Chức vụ, chức danh nghề, công việc: ghi đầy đủ cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc theo quyết định hoặc HĐLĐ.
[17]. Lương chính: ghi tiền lương, tiền công được hưởng theo quyết định hoặc HĐLĐ. Riêng hưởng tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ thì ghi rõ loại ngoại tệ.
[18]. Phụ cấp: [18.1]. Phụ cấp chức vụ. (nếu có): ghi đầy đủ (Ví dụ: chức vụ: 0,3)
[18.2].Thâm niên vượt khung(nếu có): ghi đầy đủ (VD: Thâm niên vượt khung 5%)
18.3]. Thâm niên nghề,(nếu có): ghi đầy đủ
[18.4]. Thâm niên khác: nếu không có để trống

II. THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
[19]. Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: ……………
[20]. Phương thức đóng: ………………………………
III. CHỈ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
[21]. Tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng: ………………
[22]. Mức tiền làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế: …………
[23]. Phương thức đóng: ……………………
1. Cách ghi Phụ lục. Thời gian làm việc có đóng BHXH chưa hưởng một lần (chỉ áp dụng đối với người lao động
đã đóng BHXH nhưng chưa được cấp sổ BHXH)
- Cột 1, cột 2 "Từ tháng năm", "đến tháng năm": ghi từ tháng, năm đến tháng năm của khoảng thời gian không thay đổi một trong những yếu tố như­: cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, đơn vị làm việc, địa điểm đơn vị đóng, mức tiền l­ương, tiền công và các loại phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH. Khi có thay đổi một trong những yếu tố này thì ghi ở dòng tiếp theo tư­ơng ứng với khoảng thời gian thay đổi.
- Cột 3 "Diễn giải: ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ hoặc chức danh nghề, công việc, tên đơn vị.
+ Cấp bậc, chức vụ: ghi cấp bậc, chức vụ của người tham gia để xác định tiền lương hoặc phụ cấp đóng BHXH.
+ Chức danh nghề, công việc: ghi chức danh nghề, công việc của người tham gia để xác định mức độ công việc (bình thường; nặng nhọc, độc hại; đặc biệt nặng nhọc, độc hại).
+ Tên đơn vị: Ghi tên đơn vị nơi người tham gia đóng BHXH.
+ Nơi làm việc: ghi địa chỉ nơi làm việc (xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố) nơi người tham gia làm việc, để xác định nơi làm việc có phụ cấp khu vực hoặc không có phụ cấp khu vực.
+ Tổng tiền lương đóng BHXH (Đồng Việt Nam):
. Lương chính (hệ số hoặc đồng Việt Nam).
. Phụ cấp chức vụ (hệ số).
. Phụ cấp thâm niên vượt khung (%).
. Phụ cấp thâm niên nghề (%).
. Phụ cấp khu vực (hệ số).
. Hệ số chênh lệch, bảo lưu (hệ số).
. Phụ cấp khác (nếu có).
- Cột 4 "Căn cứ đóng": ghi số tiền hoặc hệ số hoặc tỷ lệ cùng hàng với các nội dung diễn giải ở cột 3.
- Cột 5, cột 6 "tỷ lệ đóng (%):
+ Cột 5 "BHXH": ghi tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện cùng hàng ghi tổng tiền lương đóng BHXH hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện.
+ Cột 6 "BHTN": ghi tỷ lệ đóng BHTN cùng hàng ghi tổng tiền lương đóng BHXH.
..........................................................................................................................................
2. HƯỚNG DẪN GHI DANH SÁCH LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu số D02-TS)
a. Mục đích: để đơn vị kê khai lao động, tiền lương, tiền công tham gia BHXH, BHYT; điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT và đăng ký cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người lao động thuộc đơn vị.
b.Trách nhiệm lập: đơn vị sử dụng lao động.
c. Thời gian lập: khi có phát sinh.
d. Căn cứ lập:
- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT; HĐLĐ, HĐLV, Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận, Quyết định nâng lương, thuyên chuyển và các hồ sơ khác có liên quan.
e. Phương pháp lập:
Ghi lao động tăng hay giảm và điều chỉnh về lao động hay mức đóng vào từng mục tương ứng, cụ thể:
* Chỉ tiêu theo cột:
- Cột 1: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.
- Cột 2: ghi rõ họ, tên của từng người lao động và ghi tương ứng vào từng mục tăng lao động, tăng mức đóng hoặc giảm lao động, giảm mức đóng. Trong từng mục lại ghi theo thứ tự: người đã có sổ BHXH ghi trước, người chưa có sổ BHXH ghi sau.
- Cột 3: ghi số sổ BHXH đối với người đã có sổ BHXH; người chưa có sổ BHXH thì để trống.
- Cột 4: cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề...
- Cột 5:  ghi tiền lương và các khoản phụ cấp được hưởng theo mức đóng mới của người lao động (nếu có).
- Cột 6: ghi đầy đủ,  phụ cấp  chức vụ
- Cột 7: Thâm niên vượt khung nếu có
- Cột 8: ghi Phụ cấp khác nếu có
- Cột 9: Thay đổi từ ngày tháng năm nào.
- Cột 10: ghi chú. Thai sản "TS", ốm"OF", tăng lao động hoặc tăng lao động chuyển đến cùng địa bàn"TM", điều chỉnh mức đóng "DC", chuyển công tác đi đến đơn vị cùng địa bàn" GD", tiếp nhận lao động chuyển từ đơn vị khác nhưng cùng địa bàn đến đơn vị" TD", tăng lại sau khi nghỉ thai sản và nghỉ ốm" ON" và số HĐLĐ, số QĐ, ngày tháng năm của các văn bản làm căn cứ. (VD: Quyết định số 01/QĐ-UB, ngày 10 tháng 01 năm 2014)
* Chỉ tiêu hàng ngang:
- Tăng: ghi theo thứ tự lao động tăng mới; lao động điều chỉnh tăng mức đóng trong đơn vị.
- Giảm: ghi theo thứ tự lao động giảm do chuyển đi, nghỉ hưởng chế độ BHXH...; lao động điều chỉnh giảm mức đóng trong đơn vị.
Lưu ý:
+ Đơn vị kê khai đầy đủ, chính xác tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đóng BHXH, BHYT ghi trong Quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV của từng người lao động.
+ Người lao động thuộc đối tượng hưởng lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định thì ghi tiền lương và phụ cấp chức vụ bằng hệ số; phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề ghi bằng tỷ lệ phần trăm (%) vào cột tương ứng, nếu không hưởng phụ cấp nào thì bỏ trống.
+ Người lao động thuộc đối tượng hưởng lương do người sử dụng lao động quy định thì ghi số tiền lương cụ thể. Nếu trên HĐLĐ của người lao động ghi tiền lương hệ số hoặc tiền lương có gốc ngoại tệ thì phải quy đổi, ghi bằng tiền (VNĐ) theo quy định.
+ Trường hợp người lao động có thời gian truy đóng BHXH, BHYT thì ghi từng dòng, theo từng mốc thời gian truy đóng.
+ Nếu trong tháng đơn vị lập nhiều danh sách lao động đóng BHXH, BHYT thì đánh số các danh sách.
3. Văn bản đề nghị (Mẫu số D01b-TS)
a. Mục đích: để đơn vị đề nghị cơ quan BHXH thay đổi, điều chỉnh các thông tin liên quan đến đơn vị và người lao động.
b. Trách nhiệm lập: đơn vị tham gia BHXH, BHYT.
c. Thời gian lập: khi có phát sinh.
d. Căn cứ lập: hồ sơ gốc (giấy khai sinh, lý lịch, chứng minh thư, sổ hộ khẩu, QĐ, HĐLĐ...).
e. Phương pháp lập:
- Ghi đầy đủ các tiêu thức in sẵn trong đơn đề nghị:
+ Nội dung: ghi nội dung đề nghị hoặc điều chỉnh.
+ Lý do: ghi lý do đề nghị hoặc điều chỉnh.
+ Hồ sơ gửi kèm: kê chi tiết, số lượng các loại hồ sơ gửi kèm.
+ Danh sách gửi kèm: ghi chi tiết, họ tên và nội dung người lao động đề nghị điều chỉnh
Facebook Comments
Google Comments
Bảng tin Để có câu trả lời nhanh nhất hãy đăng nhập Fabook trong phần nhận xét dưới bài đăng, hoặc Gmail và vào mục Hỏi đáp hoặc Tab Liên hệ để gửi câu hỏi.Thăm trang web hãy để lại nhận xét ở mỗi bài, like, hoặc chia sẻ để khuyến khích ban quản trị.
HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI   ☎ Telephone:08255055683
Copyright ©2012 - All Rights Reserved by:Hỗ trợ nghiệp vụ BHXH
☒  Gmail: hotronghiepvubhxhh@gmail.com
Đơn vị chủ quản: Hỗ Trợ Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội