Điều 93 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012: Kể từ ngày 01/05/2013 các doanh nghiệp không phải làm thủ tục đăng ký thang bảng lương như trước đây nữa. Tuy nhiên vẫn phải tự xây dựng thang bảng lương để nộp cho Phòng Lao động hoặc Sở lao động Thương binh xã hội theo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Một số bạn đọc liên hệ với trang nhà để hỏi về cách thức xây dựng thang bảng lương để đăng ký với cơ quan quản lý lao động. Trả lời câu hỏi này cộng tác viên Hoàng Bách đã liên hệ và được sự hướng dẫn của cơ quan chức năng. Sau đây, xin hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương để đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với các DN tham gia lần đầu cùng quý vị:
- DN tự xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương cho nhân viên, nhưng cần chú ý các điểm sau:
1. Mức lương thấp nhất (khởi điểm):
- Nếu là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo, học nghề) thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định. Mỗi khu vực có mức lương tối thiểu khác nhau.
- Nếu là lao động đã đào tạo, học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
VD: Công ty TNHH Văn Danh đóng tại Hai Bà Trưng Hà Nội, thuộc vùng 1. Theo Nghị định 103 thì mức lương tối thiểu vùng 1 năm 2015 là: 3.100.000.
Như vậy: Nhân viên lái xe của công ty (đã qua học nghề) mức lương tối thiểu phải là: 3.1000.000 + (3.1000.000 x 7%) = 3.317.000đ (Các bạn có thể làm tròn lên: 3.500.000)
- Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương làm việc trong điều kiện bình thường (Nếu là trường hợp đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 7%).
2. Khoảng cách giữa các Bậc:
- Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%, cao hơn càng tốt.
VD: Bậc 1 là: 3.317.000. Như vậy bậc 2 phải là: = 3.317.000 + (3.317.000 x 5%) = mức lương bậc 2
Chú ý:
- Những doanh nghiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động quận, huyện.
- Những DN đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp lại.
Dưới đây là tập hồ sơ đăng ký thang bảng lương ở Thành phố Hà Nội
NHẤP ĐỂ TẢI VỀ HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG ĐĂNG KÝ Ở HÀ NỘI
Xin chào BHXH !
Trả lờiXóaHiện mình là kế toán mới tại Cty. Được biệt đàu năm Tài hính Cty phải đăng ký lại Thang bảng lương. Mình đang chuẩn bị hồ sơ nên đang có vướng mắc về vấn đề hệ Thống Tahng lương, bảng lương của cty mình. Cty mình sẽ tăng mức lương tối thiểu : 3.100.000đ. Và cho mình hỏi Bảng lương theo hệ số chức vụ sẽ được tính như thế nào vậy ạ? Xin giải đáp giúp em. Cảm ơn anh/chị rất nhiều.
Xây dựng thang bảng lương phải bắt đầu từ bậc 1 và đáp ứng quy định tại Nghị định 122/2015, phải xây dựng phụ cấp lương tại Thông tư 23/2015 của bộ lao đông TBXH quy định. Bạn đọc thông tư 23 để biết các loại phụ cấp lương nào sẽ phải xây dựng nhé. http://www.baohiemxahoidabac.com/2015/12/huong-dan-thu-bhxh-theo-muc-luong-toi.html
Xóa