Bình Quân Tiền Lương, Tiền Công Tính Hưởng Các Chế Độ BHXH

Người làm công tác nhân sự và bảo hiểm xã hội tại đơn vị chắc hẳn  ai cũng biết các chế độ Bảo hiểm xã hội từ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản... dành cho người tham gia Bảo hiểm xã hội  nhưng khi bắt tay vào tính toán các chế độ phát sinh thường lúng túng với mức tiền lương, tiền công để tính chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, dưỡng sức phục hồi sức khỏe ...vậy theo quy định tại Luật BHXH số 58/2014 mức tiền lương, tiền công được áp dụng như thế nào, cách tính ra sao, hôm nay chúng ta cùng nhau làm sáng tỏ vấn đề này nhé: 

I, Mức tiền lương, tiền công để tính chế độ ốm đau: 

 - Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ ốm đau: bản thân ốm, con dưới 7 tuổi ốm, là mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi ốm. Áp dụng với cả những người đóng BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương tối thiểu vùng: ( số ngày hưởng không kể chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần) "theo Thông tư số 59/2015/ TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội"


- Từ 01/01/2016, quy định số ngày làm việc hàng tháng để tính chế độ của  mọi cơ quan, đơn vị bằng 24 ngày.
* Số ngày được nghỉ trông con ốm
- Con dưới 3 tuổi ốm được nghỉ 20 ngày/ năm
- Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi được nghỉ 15 ngày / năm
Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH bắt buộc: nếu một người đã nghỉ hết số ngày được nghỉ để chăm sóc con ốm thì người kia tiếp tục được nghỉ theo quy định trên.
* Số ngày được nghỉ ốm trong một năm dương lịch
- 30 ngày( tham gia BHXH dưới 15 năm)
- 40 ngày( tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm)
- 60 ngày ( tham gia BHXH từ đủ 30 năm trở lên)
Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:
- 40 ngày ( tham gia BHXH dưới 15 năm)
- 50 ngày (  tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm)
- 70 ngày  (tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm

II, Mức tiền lương, tiền công để tính chế độ thai sản: 

Điều kiện phải có đủ 6 tháng hoặc 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
1, Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ thai sản :
+ Khi sinh con .
+ Nhận nuôi con nuôi:
+ Khi mang thai hộ( theo quy định của pháp luật)
+ Người mẹ nhờ mang thai hộ( hưởng tiếp kể từ khi nhận con đến khi con đủ 6 tháng tuổi)
- Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ thai sản này là mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi. Áp dụng với cả những người đóng BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương tối thiểu vùng: ( số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản kể cả chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần) 

ảnh minh họa

* Tại thời điểm  năm 2015 đang áp dụng mức lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ thai sản. Từ ngày 01/01/2016 trở đi thực hiện theo Luật BHXH số 58/2014 sẽ thêm đối tượng đã có đủ 12 tháng đóng BHXH trở lên mà khi mang thai phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải có tối thiểu 03 tháng đóng BHXH trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

2, Mức tiền lương, tiền công để tính chế độ thai sản:
+ Khám thai.
+ Sảy thai.
+ Nạo thai.
+ Hút thai hoặc thai chết lưu.
+ Thực hiện các biện pháp Dân số kế hoạch hóa Gia đình :   
 - Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ thai sản này là mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi thai sản. Áp dụng với cả những người đóng BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương tối thiểu vùng: ( số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản tính cả chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần riêng chế độ khám thai không tính chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần)
- Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức tiền lương tính hưởng là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH trước khi nghỉ chế độ thai sản.

+ Trường hợp cả hai vợ chồng cùng tham gia BHXH bắt buộc mà vợ sau khi sinh con xong thì vợ chết; chế độ thai sản sẽ chuyển sang cho người chồng được hưởng, nếu bình quân các tháng trước khi hưởng chế độ thai sản của người chồng chưa đủ 06 tháng thì tính bình quân của các tháng người chồng đã đóng BHXH bắt buộc.
+ Trường hợp chỉ có chồng tham gia BHXH khi vợ sinh con được hưởng số tiền bằng hai lần mức lương cơ sở.
+ Khi vợ sinh con thì người chồng được nghỉ việc chăm vợ từ 5 đến 14 ngày tương đương với sinh thường, sinh mổ hoặc thiếu tháng và sinh đôi trở lên( chỉ tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ khi vợ sinh con).....

IIIMức tiền lương, tiền công để tính chế độ ốm đau thuộc danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày :

1, Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ ốm đau thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày : Mức bình quân tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ này là mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi ốm. Áp dụng với cả những người đóng BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương tối thiểu vùng: ( số ngày nghỉ việc theo chế độ này kể cả chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần).


- Tỷ lệ % được hưởng tính chế độ ốm trong một năm dương lịch
+ Bằng 75% đối với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm
Điều trị tiếp sau khi đã nghỉ hết 180 ngay:
+ Người đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên: Bằng 65% 
+ Người đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: Bằng 55% 
+ Người đã đóng BHXH dưới 15 năm: Bằng 50% .
* . Từ ngày 01/01/2016 trở đi thực hiện theo Luật BHXH số 58/2014 thời gian hưởng chế độ ốm thuộc danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày sau khi đã nghỉ hết 180 ngày tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
- Từ 01/01/2016, quy định số ngày làm việc hàng tháng để tính chế độ của mọi cơ quan, đơn vị bằng 24 ngày.( 24 NGÀY/THÁNG)

IV. Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - BNN
Điều 41 Luật BHXH 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản như sau:
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 điều này do NSDLĐ và BCH CĐCS quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập CĐCS thì do NSDLĐ quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên; b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, ngày nghỉ dưỡng sức sau thai sản được tính cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Mức lương cơ sở hiện nay là 1,3 triệu đồng/tháng. Căn cứ vào số ngày được nghỉ, bạn có thể tính được mức hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản của mình./.
Facebook Comments
Google Comments
Bảng tin Để có câu trả lời nhanh nhất hãy đăng nhập Fabook trong phần nhận xét dưới bài đăng, hoặc Gmail và vào mục Hỏi đáp hoặc Tab Liên hệ để gửi câu hỏi.Thăm trang web hãy để lại nhận xét ở mỗi bài, like, hoặc chia sẻ để khuyến khích ban quản trị.
HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI   ☎ Telephone:08255055683
Copyright ©2012 - All Rights Reserved by:Hỗ trợ nghiệp vụ BHXH
☒  Gmail: hotronghiepvubhxhh@gmail.com
Đơn vị chủ quản: Hỗ Trợ Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội